Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại

Siêu bão vũ trụ - một sự kiện trong đó Mặt trời phóng ra các luồng bức xạ mạnh gấp 80 lần những gì nó làm trong các cơn bão địa từ hiện đại - đã để lại dấu tích không thể xóa nhòa trong các sinh vật Trái đất.

Theo Live Science, những siêu bão vũ trụ gọi là Miyake đã ập xuống Trái đất mỗi 1.000 năm hoặc lâu hơn, tác động lên mọi sinh vật sống bởi làm không gian địa cầu ngập tràn các hạt vũ trụ, khiến nitơ thừa của khí quyển cũng bị biến đổi thành một loại carbon lạ mà cây cối - và có thể cả động vật - đã hút vào.

Trong khi động vật đoản mệnh, sớm phân hủy sau khi chết khó lòng để lại cho chúng ta bằng chứng về các cú tấn công từ không gian hàng thiên niên kỷ trước, các cây cổ đại đã đem lại bằng chứng rõ ràng.

Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại
Từ quyển của Trái đất bé nhỏ sẽ khó lòng chống trả một siêu bão vũ trụ quá mạnh - (Ảnh: SPACE)

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Benjamin Pope từ Trường Đại học Queensland - Úc đã tìm hiểu các vành cây cổ đại và phát hiện dấu hiệu của carbon-14, loại đồng vị chỉ có thể được sinh ra khi bầu khí quyển bị ngập ngụa tia vũ trụ, va chạm với nitơ.

Các sinh vật Trái đất nhanh chóng bị nhiễm vật liệu này, trong đó cây cối lưu giữ chúng một cách rõ ràng. Nghiên cứu xoáy vào một khu rừng lâu đời với các cây cổ thụ còn sống lẫn chết khô đã tiết lộ một loại siêu bão vũ trụ Miyake xảy ra vào những năm 7176, 5410, 5259, 600 trước Công Nguyên và những năm 660, 774, 993 sau Công Nguyên.

Các nhà khoa học đã đối chiếu kỹ càng bằng một mô hình về chu trình carbon toàn cầu, trong đó kiểm tra các nguyên nhân có thể sinh ra các loại đồng vị carbon khác nhau, để khẳng định carbon-14 phải có nguồn gốc vũ trụ.

Mặt trời luôn có những giai đoạn hoạt động kịch liệt - cụ thể là nó đang ở giai đoạn đó, trong hiện tại, giữa chu kỳ 11 năm - nên khả năng sự kiện tương tự lặp lại trong thế hệ của chúng ta là điều hiển hiện trước mắt.

Theo một số nghiên cứu trước đó, tác động của các sự kiện vũ trụ này có thể tác động lớn đến cả động vật, gây nên những cuộc tuyệt chủng hàng loạt và thúc đẩy một trang mới trong lịch sử tiến hóa. Tuy nhiên tác động của nó với nhân loại vẫn chưa rõ ràng.

Nhưng trong hiện tại, việc dự báo một sự kiện như thế sẽ vô cùng quan trọng, là nguyên nhân chính khiến các nhà khoa học kỳ công nghiên cứu.

"Chúng ta cần biết nhiều hơn, nởi nếu một trong nhưng điều đó xảy ra ngày hôm nay, nó sẽ phá hủy nhiều hệ thống công nghệ bao gồm vệ tinh, cáp Internet, đường dây điện đường dài, máy biến áp..." - tiến sĩ Pope cho biết.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Proceedings of the Royal Society A: Mathematical, Physical, and Engineering Sciences.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 29/10/2022
Cụm thiên hà bẻ cong ánh sáng tạo nên ảo ảnh vũ trụ

Cụm thiên hà bẻ cong ánh sáng tạo nên ảo ảnh vũ trụ

Kính viễn vọng James Webb quan sát thấy cụm thiên hà MACS0647 bẻ cong ánh sáng từ hệ thống MACS0647-JD, khiến nó xuất hiện ở ba vị trí riêng biệt.

Đăng ngày: 29/10/2022
Sinh vật

Sinh vật "Conan" chứng minh sự sống ngoài hành tinh có mặt cạnh chúng ta

" Conan" có thể giữ cho dòng giống của mình sống 280 triệu năm trong một thế giới ngoài hành tinh khô cằn, nhiệt độ -80 độ C, sâu 10 mét dưới lòng đất.

Đăng ngày: 29/10/2022
Giải mã thiên thạch sao Hỏa chứa chất độc gây nôn mửa

Giải mã thiên thạch sao Hỏa chứa chất độc gây nôn mửa

Mỹ- Phát hiện chất độc khiến người và lợn nôn mửa trong thiên thạch nguyên thủy có tên Lafayette giúp các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc của nó.

Đăng ngày: 28/10/2022
Chim cánh cụt hoàng đế gia nhập danh sách các loài bị đe dọa

Chim cánh cụt hoàng đế gia nhập danh sách các loài bị đe dọa

Loài chim biểu tượng của Nam Cực có nguy cơ biến mất khỏi Trái Đất do những tác động từ biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/10/2022
Ngôi sao nào trẻ nhất và già nhất vũ trụ?

Ngôi sao nào trẻ nhất và già nhất vũ trụ?

Những ngôi sao trẻ nhất quan sát được khoảng 1 triệu tuổi, trong khi sao già nhất thậm chí có thể già hơn cả vũ trụ.

Đăng ngày: 28/10/2022
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News