Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Sản lượng thực phẩm đạt ngưỡng cao chưa từng có, nhưng sức ăn của con người vẫn có hạn. Đó là lý do tại sao từ ngàn xưa, con người đã tìm mọi cách để bảo quản thực phẩm, giữ cho chúng tươi lâu nhất có thể. Trong thời kỳ hiện đại, phương pháp bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được dùng rộng rãi nhất, nó có thể giúp thực phẩm giữ được phần nào dinh dưỡng và cả hương vị.

Tuy nhiên, phương pháp đông lạnh chỉ có thể cứu được thực phẩm chứ không giúp ích được cho Trái Đất, khi chúng vừa tiêu tốn năng lượng lại vừa xả khí CO2 ra môi trường.

Nỗ lực giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ tập trung nhiều ở khâu nghiên cứu thiết bị làm lạnh, và đột phá mới có thể giúp chúng ta lưu trữ thực phẩm hiệu quả hơn bao giờ hết. Phương pháp làm lạnh thực phẩm mới có thể cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ hàng năm đi 6,5 tỷ kilowatt-giờ.


Kỹ thuật mới giúp thực phẩm tươi ngon lâu hơn so với phương pháp làm lạnh truyền thống.

Kỹ thuật mới còn cải thiện chất lượng thực phẩm, giữ chúng tươi ngon lâu hơn so với phương pháp làm lạnh truyền thống. Bên cạnh đó, phương pháp mới có thể giúp chúng ta cắt giảm 4,59 tỷ kg khí nhà kính, tương đương với lượng khí thải của 1 triệu ô tô thải ra mỗi năm.

Phương pháp vừa nhanh lại vừa tiết kiệm chi phí, “không yêu cầu thay đổi thiết bị và cơ sở hạ tầng dùng trong làm lạnh thực phẩm hiện tại”. Đó là nhận định của Cristina Bilbao-Sainz, một nhà nghiên cứu kỹ thuật thực phẩm công tác tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Trong báo cáo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Renewable and Sustainable Energy Reviews, nhà nghiên cứu Bilbao-Sainz, kỹ sư Boris Rubinsky và các cộng sự phát triển kỹ thuật làm lạnh thực phẩm dựa trên phương pháp giữ cho tạng ghép an toàn trong quá trình vận chuyển.

Với tên gọi isochoric freezing, tạm dịch là “làm lạnh đẳng tích”, kỹ thuật này lưu giữ thực phẩm trong một hộp kín làm từ nhựa cứng hoặc kim loại. Hộp được đổ đầy dung dịch (có thể là nước) và đặt trong tủ đá.

Ở phương pháp làm lạnh thông thường, chúng ta để thức ăn tiếp xúc với không khí và đưa toàn bộ khối dinh dưỡng xuống mức nhiệt thấp để đóng đá. Tuy nhiên, phương pháp mới lại không biến thực phẩm thành đá lạnh mà thay vào đó, chỉ 10% thể tích nước trong hộp bị đóng băng, áp lực bên trong hộp đã ngăn nước và thực phẩm đóng đá hoàn toàn.

Khả năng tiết kiệm năng lượng tới từ việc không phải đông đá hoàn toàn thức ăn, vốn tiêu tốn rất nhiều điện”, nhà nghiên cứu Bilbao-Sainz nói.

Thức ăn còn nằm trong dung dịch là chúng sẽ không thể bị đông cứng. Điều đó đồng nghĩa với việc những thực phẩm mềm, ví dụ như khoai tây hay quả cây, sẽ không bị nát. Phương pháp mới sẽ bảo quản được cả hoa quả tươi.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách đưa phương pháp làm lạnh mới lên quy mô công nghiệp, mong muốn thương mại hóa công nghệ mới sớm nhất có thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News