Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Robot tự hành Curiosity phát hiện những khối đá "gân guốc" hôm 15/5, theo hình ảnh gửi về Trái Đất.

Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa
Cột đá hình dáng khác thường do Curiosity phát hiện. Ảnh: NASA

Những bức ảnh chụp vào ngày 3.474 trên sao Hỏa của nhiệm vụ khi Curiosity tiến tới kết thúc thập kỷ đầu tiên hoạt động ở hành tinh đỏ vào hôm 6/8. "Những cột đá nhọn nhiều khả năng là kết quả từ quá trình bồi lấp các vết nứt cổ đại ở đá trầm tích", Viện SETI giải thích hôm 26/5. "Đá trầm tích được hình thành từ nhiều lớp cát và nước, nhưng phần còn lại của cột đá được tạo bởi vật liệu mềm hơn và bị xói mòn".

Hình dáng của cột đá có thể do ảnh hưởng của lực hấp dẫn của sao Hỏa, chỉ bằng 1/3 so với lực hấp dẫn trên Trái Đất. Tuy nhiên, SETI không nhắc tới các yếu tố môi trường khác. Họ cũng không nêu rõ kích thước của cột đá.

Vào ngày thứ 3.743 và 3.745, Curiosity làm việc ở một địa điểm tại núi Sharp (Aeolis Mons) có tên Mirador Butte, theo thông báo của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc NASA. Camera Mast (Mastcam) của Curiosity sẽ rất bận rộn ở địa điểm thú vị này, theo Susanne Schwenzer, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Mở ở Anh. Một lớp đá trên ngọn đồi gần đó gọi là "Sierra Maigualida" có thể hé lộ kết cấu của đỉnh đồi.

Robot tự hành Curiosity cũng sẽ tiến hành phân tích đa phổ mục tiêu thứ hai có tên gọi "San Pedro" và sử dụng kỹ thuật chụp ảnh stereo để ghi hình một đặc điểm hình thành từ trầm tích thông qua thay đổi về vật lý và hóa học. Curiosity đang tham gia kế hoạch dài hạn nhằm tìm kiếm điều kiện ở được tại miệng hố Gale.

Một robot mới hơn của NASA là Perseverance hạ cánh hôm 18/2/2021 đang tìm kiếm vi khuẩn cổ đại ở vùng châu thổ sông bên trong miệng hố Jezero. Theo kế hoạch, Perseverance sẽ lưu trữ một số mẫu vật để đưa trở về Trái Đất trong nhiệm vụ tương lai vào thập niên 2030.

Từ khóa liên quan:

Robot tự hành Curiosity

sao hỏa

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trong tháng 6 này, hãy cùng chiêm ngưỡng ngũ hành tinh thẳng hàng trên bầu trời

Trong tháng 6 này, hãy cùng chiêm ngưỡng ngũ hành tinh thẳng hàng trên bầu trời

Bắt đầu từ ngày 3/6, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ có thể được nhìn thấy xếp thẳng hàng trên bầu trời bằng mặt thường

Đăng ngày: 04/06/2022
Tiểu hành tinh to bằng cá voi xanh đến gần Trái đất

Tiểu hành tinh to bằng cá voi xanh đến gần Trái đất

Một tiểu hành tinh lớn ít nhất bằng một con cá voi xanh sẽ lướt qua Trái đất với vận tốc hơn 26.000 km/h, theo NASA.

Đăng ngày: 04/06/2022
Xác định 379.000

Xác định 379.000 "sao biến hình", 1 cái đang phóng lửa Trái đất

Dự án Khảo sát tự động siêu tân tinh toàn bầu trời (ASAS-SN) đã giúp xác định được gần 379.000 sao biến hình, trong đó có 116.027 cái chưa từng được quan sát trước đây.

Đăng ngày: 04/06/2022
Tàu chở hàng vũ trụ Nga

Tàu chở hàng vũ trụ Nga "yên nghỉ" ở Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ Progress MS-18 của Nga tách ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, sau khi vào khí quyển các mảnh vỡ chưa cháy của nó đã rơi xuống Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 04/06/2022
Nguyên nhân sao Hải Vương và Thiên Vương có màu khác nhau

Nguyên nhân sao Hải Vương và Thiên Vương có màu khác nhau

Sao Hải Vương và Thiên Vương giống nhau đến mức các nhà khoa học đôi khi gọi các hành tinh xa xôi này là “song sinh”. Tuy nhiên, hai hành tinh băng khổng lồ này có một điểm khác biệt lớn về màu sắc.

Đăng ngày: 03/06/2022
NASA chi hàng tỷ USD phát triển bộ đồ vũ trụ mới đa dụng hơn

NASA chi hàng tỷ USD phát triển bộ đồ vũ trụ mới đa dụng hơn

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã chọn được hai công ty để thực hiện dự án phát triển bộ đồ du hành vũ trụ thế hệ mới, phục vụ các sứ mệnh trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và Mặt trăng.

Đăng ngày: 02/06/2022
Trái đất nhận tín hiệu lạ: Quái vật vũ trụ

Trái đất nhận tín hiệu lạ: Quái vật vũ trụ "bảy khuôn mặt" xuất hiện?

Một thứ như ánh đèn flash mạnh từ vũ trụ đã xuất hiện trong tầm nhìn của Kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT, đặt tại Nam Phi. Đó có thể là một loại quái vật vũ trụ hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 02/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News