Những ngôi sao giỡn mặt tử thần

Chúng nằm sâu trong vùng trung tâm của dải Ngân hà và di chuyển quanh hố đen, vùng không gian có khả năng hủy diệt mọi loại vật chất trong vũ trụ, kể cả ánh sáng.

Từ lâu các nhà thiên văn học đã muốn biết tại sao những ngôi sao khổng lồ có thể tồn tại bên cạnh hố đen nằm ở giữa dải thiên hà của chúng ta. Quá trình hình thành của chúng không thể giống với những ngôi sao bình thường - nghĩa là được tạo nên bởi một đám mây gồm bụi và khí - bởi đám mây này chắc chắn bị xé nát dưới tác động của lực trọng trường khủng khiếp từ hố đen gần đó.

Một số nhà khoa học cho rằng những ngôi sao được hình thành ở bên ngoài trung tâm của thiên hà rồi di chuyển theo đường xoáy ốc vào trung tâm. Tuy nhiên, người ta chưa tìm được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh giả thuyết này.

Giờ đây hai nhà thiên văn học người Scotland đã xây dựng một mô hình để giải thích sự hình thành của những ngôi sao khổng lồ trong không gian đầy chết chóc gần hố đen. 

Hình minh họa hố đen "ăn" ngôi sao. "Con mồi" biến thành một vòng cung vật chất sáng rực trước khi bị nuốt chửng. Ảnh: dailygalaxy.com.


Theo mô hình của Ian Bonnell thuộc Đại học St Andrew và William Ken Rice thuộc Đại học Edinburgh, một đám mây khí bụi khổng lồ bị hút về phía hố đen. Khi tới gần, phần lớn đám mây bị xé toạc thành nhiều mảnh bởi lực hấp dẫn của hố đen. Nhưng một phần của nó "thoát hiểm" nhờ sự chuyển động hỗn loạn của các khối khí. Phần còn lại tạo thành một đĩa khí bụi hình bầu dục di chuyển quanh hố đen.

Mặc dù di chuyển gần hố đen, đĩa khí không bị hút vào hố vì nó nằm trong phạm vi an toàn. Những biến đổi về mật độ vật chất bên trong đĩa khí khiến nó cô đặc dần theo thời gian, cuối cùng vỡ tan và tạo thành các ngôi sao. Những ngôi sao này tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo hình bầu dục mà đĩa khí bụi để lại.

Các nhà khoa học cũng muốn tìm hiểu xem liệu quá trình trên có xảy ra ở những hố đen thuộc thiên hà khác hay không. Việc nghiên cứu vùng trung tâm của các thiên hà khác là điều không tưởng vì chúng nằm quá xa, nhưng Ian Bonnell và William Ken Rice cho rằng mô hình của họ có thể áp dụng cho toàn vũ trụ.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News