Những nhà khoa học nuôi ký sinh trùng trong cơ thể
Hầu hết mọi người sẽ trở nên hoảng sợ và tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế nếu phát hiện ký sinh trùng trong cơ thể họ. Tuy nhiên, vẫn có những nhà khoa học sẵn sàng "nuôi" các sinh vật gây hại đó vài tháng trong chính cơ thể mình để ... nghiên cứu.
Marlene Thielecke, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dược Charité ở Berlin, Đức đã vô cùng phấn khích khi phát hiện một con bọ chét "làm tổ" ở chân của cô, nên quyết định sẽ "nuôi" sinh vật ký sinh này thêm 2 tháng trong cơ thể mình để nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Thielecke đã để bọ chét cát tunga (trái) làm tổ và sống ký sinh 2 tháng trong chân của cô. (Ảnh: Geekosysstem)
Theo trang Geeko System, ý định khác người của Thielecke bắt nguồn từ việc cô đang nghiên cứu những cách phòng ngừa hội chứng tungiasis - một căn bệnh nhiễm trùng da do loài bọ chét cát có tên tunga gây ra - ở Madagascar. Các con bọ chét này đào hang trên da vật chủ, rồi sinh trưởng và đẻ trứng ở đó. Cách chữa trị duy nhất hiện nay là đào bỏ các con bọ chét khỏi da người bệnh.
Cô Thielecke kể, sau 2 tháng "nuôi" bọ chét ở chân, cô bắt đầu cảm thấy không chịu đựng nổi thử nghiệm trên chính cơ thể mình. Lí do vì, chân của Thielecke lúc này vô cùng ngứa và đau đớn, khiến cô phải chật vật mới đi lại được. Vì vậy, cô quyết định đã đến lúc phải loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng.
Nhờ lấy thân mình làm thử nghiệm, Thielecke đã có một khám phá thú vị. Cô phát hiện, các con bọ chét tunga nhiều khả năng tìm cách giao phối bên trong cơ thể vật chủ. Do Thielecke chỉ có một con bọ chét trú ngụ trong chân và nó không đẻ trứng, cũng không chết, nên cô tin sinh vật này đã sống trong trạng thái "chờ đợi" bạn tình giao phối.
Cô Thielecke không phải là nhà nghiên cứu đầu tiên mạo hiểm sức khỏe của mình vì khoa học. Tháng trước, nhiều hãng thông tấn đưa tin, một nhà sinh vật học Mỹ đã dũng cảm chung sống với một con giun ký sinh trong miệng mình suốt 3 tháng.
Tiến sĩ Jonathan Allen đã để một con giun Gongylonema pulchruma ký sinh trong miệng của mình suốt 3 tháng. (Ảnh: Huffington Post)
Tiến sĩ Jonathan Allen, 36 tuổi, đã đóng vai trò là vật chủ để loài giun ký sinh Gongylonema pulchruma di chuyển trong phần thịt ở má và môi của ông. Tiến sĩ Allen đã tham vấn một nha sĩ và một bác sĩ phẫu thuật nhưng không ai trong số họ loại bỏ được ký sinh trùng. Do đó, ông Allen đã quyết định tự mình giải quyết vấn đề.
Nhà sinh vật học Mỹ đã dùng một chiếc kẹp nhỏ của nha sĩ để lôi con giun ký sinh ra khỏi má của mình, với sự hỗ trợ của vợ. Ông hiện nuôi nhốt con giun trong một cái lọ để tiếp tục nghiên cứu nó.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.
