Phát hiện bằng chứng đầu tiên về phản ứng với mùi vị của thai nhi
Những đứa trẻ trong bụng mẹ thích cà rốt nhưng không thích rau xanh, và chúng biểu lộ điều này trên khuôn mặt. Phát hiện thú vị này được cho là bằng chứng đầu tiên cho thấy trẻ có thể phản ứng với mùi vị từ trước khi chào đời.
Nghiên cứu mới cho thấy, thai nhi đã có thể phản ứng với mùi vị từ trước khi chào đời.
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) đã nghiên cứu hình ảnh siêu âm 4D của 100 phụ nữ mang thai và phát hiện rằng những thai nhi được tiếp xúc với hương vị cà rốt sẽ phản ứng với khuôn mặt cười. Ngược lại, những thai nhi được tiếp xúc với hương vị cải xoăn lại phản ứng với "mặt mếu" nhiều hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Beyza Ustun cho biết: "Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có thể ngửi nếm mùi vị trong bụng mẹ, nhưng những kết quả nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu sau sinh, trong khi nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên phát hiện những phản ứng này từ trước khi trẻ chào đời".
Theo bà, việc cho thai nhi tiếp xúc nhiều lần với mùi vị trước khi chào đời có thể giúp trẻ tạo sở thích ăn uống sau khi chào đời. Điều này có thể có ý nghĩa quan trọng khi tuyên truyền các thông điệp về chế độ ăn lành mạnh và giúp trẻ tránh kén ăn sau khi cai sữa.
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện mới này có thể giúp hiểu rõ hơn về sự phát triển vị giác và khứu giác, cũng như nhận thức và trí nhớ của con người.
Tham gia nghiên cứu trên ngoài nhóm nhà khoa học Đại học Durham còn có một nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia ở Burgundy, Pháp.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
