Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman
Các thợ lặn khám phá một con tàu đắm SS Tasman ngoài khơi bờ biển Tasmania đã vô cùng ngạc nhiên khi họ phát hiện ra một con cá tay màu hồng cực kỳ quý hiếm và đã ghi lại được hình ảnh của loài sinh vật sắp tuyệt chủng này.
Cá tay (Brachiopsilus dianthus) ẩn mình giữa những mảnh vụn phủ đầy san hô, với những chiếc vây ngực mở rộng giống như bàn tay. Rất ít trường hợp chạm trán với loài cá tay màu hồng kể từ khi loài này được phát hiện vào năm 1947.
Cận cảnh chú cá tay hồng trên xác tàu SS Tasman. (Ảnh: James Parkinson).
Các thợ lặn đã chú ý đến con cá trong chuyến lặn khám phá tàu hơi nước SS Tasman của Hà Lan. Brad Turner, một thành viên của đội lặn đã tìm thấy con cá, cho biết: “Chúng tôi đến đó để khám phá xác tàu, nhưng con cá tay đã thu hút sự chú ý của mọi người”.
Phần còn lại của SS Tasman – một con tàu hơi nước được đóng vào năm 1873 và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và hành khách – nằm gần hòn đảo đá granite Hippolyte Rocks, cách đất liền Tasmania 10km. Trong khi cố gắng đi qua một lối đi hẹp, con tàu bị chìm khi va phải một rạn san hô chưa được khám phá. 29 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã trốn thoát nhưng để lại 75 con bò trên tàu.
Chuyến lặn này là một phần trong chuỗi các cuộc thám hiểm được lên kế hoạch để kỷ niệm 140 năm con tàu bị chìm.
Ở độ sâu 70m, các thợ lặn có 25 phút để khám phá trước khi trở lại mặt nước. Khi cuộc lặn kết thúc, họ đã hết sức kinh hoàng khi phát hiện ra con cá tay màu hồng thứ hai, chỉ cách con cá đầu tiên 10m.
B. dianthus là một trong bốn loài cá tay có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy ở Tasmania. Không giống như các loài cá khác, cá tay không có bong bóng để kiểm soát sức nổi dưới nước nên chúng ở gần đáy biển đầy đá và chỉ có thể bơi những quãng đường ngắn.

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"
Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?
Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan
Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.
