Phát hiện đáng sợ nhất từ hài cốt 2 người khác loài
Một "bóng ma" vẫn ám ảnh nhân loại ngày nay có thể là nguyên nhân vị tổ tiên dị chủng của chúng ta - người khác loài Neanderthals - phải tuyệt chủng.
Viết trên tạp chí khoa học Mycobacterium tuberculosis, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS György Pálfi từ Đại học Szeged (Hungary) cho biết họ đã phân tích DNA hai cá thể người khác loài Neanderthals được tìm thấy trong hang Subalyuk thuộc dãy núi Bukk phía Bắc Hungary.
Hai bộ hài cốt có niên đại lên tới 33.000 - 38.000 tuổi này đã trở thành bằng chứng đầu tiên về bệnh lao ở người Neanderthals.
Hang Subalyuk, nơi hai bộ hài cốt người khác loài được tìm thấy - (Ảnh: LIVE SCIENCE).
Theo Live Science, các bộ xương hóa thạch người khác loài Neanderthals được tìm thấy từ năm 1932, nhưng đến nay nhờ những kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học mới hiểu rõ về họ: Họ không qua đời cùng một lúc.
Bộ hài cốt thứ nhất thuộc về một đứa trẻ 3-4 tuổi, qua đời khoảng 33.000-34.000 năm trước.
Bộ hài cốt thứ hai là một nữ giới trưởng thành, qua đời khoảng 37.000-38.000 năm trước.
Sự chênh lệch thời gian này càng nhấn mạnh thêm một sự thật rằng, bệnh lao có thể đã nhấn chìm quần thể Neanderthals ở nơi là Hungary ngày nay trong hàng ngàn năm, thậm chí khắp cả miền Trung Âu.
Dấu tích của căn bệnh được tiết lộ bởi nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ qua bằng chứng DNA của vi khuẩn lao, mà còn thông qua các phương pháp truy tìm dấu ấn sinh học khác. Chưa kể bộ xương cũng có dấu hiệu bị tàn phá bởi bệnh lao nặng.
Đáng sợ hơn, niên đại của hai bộ hài cốt thuộc về giai đoạn dân số những người khác loài này ngày một giảm sút, sau đó tuyệt chủng.
Trước đó, người ta đã tìm ra bằng chứng về bệnh lao trên các động vật lớn ở khắp châu Âu cổ đại.
Là một "loài người thợ săn" thiện nghệ, có khả năng người Neanderthals đã lây bệnh từ những con thú này, đem tử thần về cho chính dòng giống của họ.
Rất có thể loài Homo sapiens chúng ta cũng bị lây bệnh theo cách này, hoặc lây từ người Neanderthals, bởi hai loài từng được chứng minh là xảy ra giao phối dị chủng phổ biến: Hầu hết dân số ngày nay vẫn có trên dưới 2% DNA Neanderthals trong cơ thể!
Bệnh lao vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay, cho dù vắc-xin ngừa lao đã cực kỳ phổ biến từ thế kỷ trước.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng không loại trừ khả năng bệnh lao là nguyên nhân khiến người khác loài Neanderthals bị suy giảm mạnh quần thể rồi tuyệt chủng, hoặc ít nhất góp phần vào điều đó.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.
