Phát hiện giật mình trong mộ cổ ở Vương cung Thánh đường San Lorenzo
Nhiều người trong gia tộc nổi tiếng Medici, được chôn cất như vua chúa ở Vương cung Thánh đường San Lorenzo (Florence - Ý) có thể chết vì cùng một nguyên nhân, thứ vẫn ám ảnh nhân loại cho tới ngày nay.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Albert Zink, Giám đốc Viện nghiên cứu xác ướp Ý, đã phân tích các mô nội tạng được đặt trong bình bên trong hầm mộ 500 năm tuổi của nhà Medici để tìm hiểu cái chết bí ẩn ám ảnh gia tộc đầy quyền lực này.
Bình đựng nội tạng với "sát thủ" 500 năm hiện hình dưới kính hiển vi - (Ảnh: Emerging Infectious Diseases).
Nhà Medici là một gia tộc khuynh đảo lĩnh vực ngân hàng thời kỳ Phục hưng, cực kỳ giàu có và nổi tiếng với những cuộc tranh giành quyền lực, âm mưu và giết người, đôi khi được tiểu thuyết hóa.
Họ an nghỉ trong một ngôi mộ cổ xa hoa, được mô tả là như kiểu của vua chúa, trong Vương cung Thánh đường San Lorenzo danh tiếng.
Thế nhưng, phân tích mới đã chỉ ra một "sát thủ" giấu mặt đã khiến nhiều cái tên nổi danh trong gia tộc này cùng phải đầu hàng từ khi còn khá trẻ.
Theo bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí y học Emerging Infectious Diseases, "sát thủ" có thể xuất phát từ các bãi săn của gia tộc này. Săn bắn là một thói quen ưa chuộng của giới thượng lưu châu Âu. Cả đàn ông và phụ nữ nhà Medici đều thích săn bắn.
Nó là Plasmodium falciparum - ký sinh trùng sốt rét độc lực cao.
Đây là lần đầu tiên mầm bệnh này được quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở mẫu mô của một người chưa rõ danh tính, vì hầu hết các lọ nội tạng không ghi chú cụ thể tên cá nhân mà chúng thuộc về.
Theo Live Science, nhóm nghiên cứu tin rằng nếu một người bị sốt rét, thì có khả năng cao nhiều cá nhân khác trong hầm mộ cũng bị lây và chết vì lý do tương tự, bởi đó là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và đến nay vẫn còn là sát thủ ám ảnh nhân loại.
Họ kỳ vọng phân tích sâu hơn về các mẫu mô có thể giúp trả lời các câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Dù như thế nào, kết quả này cũng cho thấy ký sinh trùng sốt rét độc lực cao có thể đã lan rộng ở nước Ý hơn suy nghĩ trước đây, trong khí hậu ôn đới. Trước đây người ta nghĩ Plasmodium falciparum chỉ chiếm lĩnh vực nhiệt đới còn sốt rét ở châu Âu gây ra bởi một chủng độc lực thấp hơn.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
