Phát hiện loại gene gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng và các biến chứng nguy hiểm của nó thực chất liên quan đến một loại gene có trong tất cả mọi người.

Gần đây, một nghiên cứu đã phát hiện ra một khóa gene gây nhiễm virus bệnh tay chân miệng. Theo South China Morning Post, nhà vi sinh học hàng đầu của Đại học HongKong là giáo sư Yuen Kwok-yung đã xác định rằng gene hWARS là thụ thể cho phép enterovirus-A71 (EV-A71) xâm nhập vào tế bào và gây bệnh tay chân miệng.

Có mặt trong tế bào của tất cả mọi người, gene hWARS từ trước đến nay thường được cho là một loại gene bình thường, không gây nguy hại. "Bây giờ chúng ta bắt đầu hiểu tại sao một số bệnh nhân lại có biến chứng nghiêm trọng như vậy", giáo sư Yuen nhận định.

Phát hiện loại gene gây bệnh tay chân miệng
Một bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng. (Ảnh: VI).

EV-A71 là một trong những loại virus có thể dẫn đến bệnh tay chân miệng - một bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh nhân thường dẫn đến triệu chứng sốt, xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ, mụn nước trên lưỡi, nướu răng và bên trong má.

Theo Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hồng Kông, mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng là từ đầu mùa hè đến mùa thu, hoặc một đợt dịch nhỏ vào mùa đông.

Trong nghiên cứu của mình cùng cộng sự, giáo sư Yuen phát hiện những người có gene hWARS ngừng hoạt động khi virus xâm nhập thường không bị bệnh tay chân miệng. Ngược lại, những người mà gene hWARS vẫn hoạt động thì có nguy cơ cao phát bệnh.

Bên cạnh EV-A71, các bệnh gây ra bởi tám loại virus khác nhau cũng được ngăn chặn đáng kể khi gene hWARS ngừng hoạt động. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khi cơ thể con người tạo ra một loại protein có tên là interferon gamma trong quá trình nhiễm virus, số lượng hWARS sẽ tăng lên khiến EV-A71 xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.

"Cơ thể tạo ra protein interferon gamma nhằm kiểm soát các virus. Nhưng virus đã lợi dụng loại protein này để làm chất dinh dưỡng cho chúng, số lượng virus tăng lên cũng đồng nghĩa với việc xâm nhập dễ dàng hơn", ông Yuen lý giải.

Nghiên cứu trên cũng chứng minh việc sử dụng immunoglobulin tĩnh mạch để chữa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng hiện nay là chính xác. Mặc dù việc phát minh ra loại thuốc chữa bệnh tay chân miệng trực tiếp ở hiện tại là không thể, các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng có thể phát triển loại thuốc ngăn chặn hWARS hoạt động để giảm nguy cơ virus xâm nhập tế bào trong 10 năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Gel sinh học giúp ngăn chặn hiểm họa phơi nhiễm thuốc trừ sâu

Gel sinh học giúp ngăn chặn hiểm họa phơi nhiễm thuốc trừ sâu

Loại gel bôi giúp khử độc tức thời cho người bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho hơn 260 triệu nông dân Ấn Độ cũng như nông dân ở các quốc gia khác.

Đăng ngày: 29/10/2018
5 loại quả giúp bạn sáng mắt

5 loại quả giúp bạn sáng mắt

Dinh dưỡng từ cà rốt, cà chua, chuối, cam, lô hội... giúp tăng cường thị lực.

Đăng ngày: 29/10/2018
Lần đầu tiên ở Anh, thai nhi được phẫu thuật khi vẫn còn trong bụng mẹ

Lần đầu tiên ở Anh, thai nhi được phẫu thuật khi vẫn còn trong bụng mẹ

Đó là một ca phẫu thuật kép, mổ xuyên tử cung người mẹ rồi mổ cột sống cho thai nhi.

Đăng ngày: 28/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News