Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên

Các nhà khoa học đã phát hiện loài giáp xác đầu tiên trên thế giới có nọc độc như rắn và nhện độc.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa phát hiện những bằng chứng khẳng định loài động vật có hình dạng giống con rết mang tên Speleonectes tanumekes là loài giáp xác có độc đầu tiên trên thế giới được phát hiện.

Mặc dù nọc độc rất phổ biến trong các loài chân giống, nhóm động vật không xương sống bao gồm cả những loài có độc như nhện và trùng đôc, khoảng 70.000 loài giáp xác khác mà khoa học biết tới từ trước tới nay đều không có độc.

Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên
Speleonectes tanumekes là loài giáp xác có độc đầu tiên trên thế giới.

Loài Speleonectes tanumekes với kích thước khoảng 2,5 cm là một bộ phận trong một lớp giáp xác rất hiếm gặp có tên là remipedia thường được tìm thấy trong các hệ thống nước ngầm ở Caribe, đảo Canary và tây Úc.

Để xác định khả năng tiêm nọc độc của loài động vật này, các nhà khoa học đã quan sát kỹ những cấu trúc hình kim ở trên ngạnh trước của sinh vật này. Sau đó họ tái hiện một mô hình của cấu trúc nhỏ bé đó, cho phép loài giáp xác này tiêm nọc độc vào con mồi. Họ nhận thấy rằng nọc độc của loài giáp xác này có thể làm tê liệt các loài giáp xác khác bằng chất độc thần kinh tương tự như nọc độc của nhện và rắn.

Tiến sĩ Ronald Jenner thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng chất độc thần kinh này ngăn chặn con mồi chạy thoát và giúp loài giáp xác này có thể hút được con mồi giống như kem sữa”.

Các nhà khoa học cho biết việc nghiên cứu loài giáp xác này trong tự nhiên không hề dễ dàng, vì chúng sống ở trong các hang ngầm chằng chịt ở Mexico và Trung Mỹ khiến các thợ lặn rất khó tiếp cận.

Các nhà khoa học chia sẻ trải nghiệm hãi hùng khi truy tìm loài sinh vật hiếm gặp này: “Vì các hang ngầm rất chật hẹp nên không phải ai cũng được mang theo bình oxy để thở. Bạn phải dùng chung bình oxy với người cùng đi trong khi mò mẫm trong các hang động tối tăm để tìm lối ra”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít

Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít "lăng nhăng" nhất?

Hầu hết cái loài gặm nhấm đều nổi tiếng "đa tình", vì thế thói quen kết đôi 1 vợ 1 chồng của chuột đồng là rất độc đáo.

Đăng ngày: 29/04/2020
Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Đối với những đôi lứa yêu nhau, việc nắm chặt tay người ấy trong giấc ngủ là một cảm giác không thể nào tuyệt vời hơn. Vậy bạn có ghen tị không khi biết rằng, có một loài vật mà ngày nào chúng cũng được tận hưởng cảm giác ấy?

Đăng ngày: 29/04/2020
Điều gì xảy ra nếu không may rơi xuống hồ chứa loài cá ăn thịt?

Điều gì xảy ra nếu không may rơi xuống hồ chứa loài cá ăn thịt?

Xuất hiện trong nhiều thước phim kinh dị của Hollywood, cá piranha được xây dựng hình tượng là loài khát máu, hung hăng, có tốc độ hủy diệt kinh hồn.

Đăng ngày: 28/04/2020
Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh

Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh

Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ trong khi bay và có thể bay liên tục trong 10 tháng mà không cần hạ cánh.

Đăng ngày: 28/04/2020
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Nghiên cứu di truyền phát hiện loài rùa mới thuộc chi Chelus, có hình dáng kỳ lạ và hành vi săn mồi khác thường.

Đăng ngày: 27/04/2020
Con gì khỏe nhất hành tinh?

Con gì khỏe nhất hành tinh?

Hãy cùng tìm hiểu sức mạnh của các loài động vật qua những con số.

Đăng ngày: 26/04/2020
Tại sao một số động vật lại có độc?

Tại sao một số động vật lại có độc?

Các vi khuẩn sản sinh độc tố có thể biến một con sa giông thành kẻ mang lại chết chóc. Các loại vi khuẩn trên da sản xuất ra tetrodotoxin - một hóa chất gây tê liệt cũng được tìm thấy ở cá nóc.

Đăng ngày: 26/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News