Phát hiện muối và chất hữu cơ trên bề mặt mặt trăng của sao Mộc
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 31/10 thông báo tàu vũ trụ Juno đã lần đầu tiên phát hiện muối khoáng và các hợp chất hữu cơ trên bề mặt mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Hình ảnh sao Mộc do camera trên tàu thăm dò Juno chụp, ngày 23/5/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Theo NASA, phát hiện này cho thấy nước muối dưới lòng đất đang chạm tới lớp vỏ của thế giới băng giá. Những dữ liệu trên do máy quang phổ kế Bản đồ cực quang hồng ngoại Jovian (JIRAM) trên tàu Juno ghi lại trong chuyến bay gần mặt trăng băng giá của sao Mộc.
Có kích thước lớn hơn sao Thủy, Ganymede là mặt trăng lớn nhất của sao Mộc và từ lâu đã được các nhà khoa học rất quan tâm do ẩn giấu bên dưới lớn vỏ băng giá của Ganymede là một đại dương mênh mông.
Vào ngày 7/6/2021, tàu Juno đã bay qua Ganymede ở độ cao tối thiểu 1.046km. Ngay sau thời điểm tiếp cận gần nhất, thiết bị JIRAM đã thu được hình ảnh hồng ngoại và quang phổ hồng ngoại của bề mặt vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời này.
Những hình ảnh nói trên đã đạt được độ phân giải không gian chưa từng có đối với quang phổ hồng ngoại. Theo NASA, thông qua những dữ liệu này, các nhà khoa học có thể phát hiện và phân tích các đặc điểm quang phổ độc đáo của những vật liệu không phải là nước, bao gồm muối hydrat hóa, amoni clorua, natri bicarbonate và có thể cả aldehyt béo.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
