Phát hiện "ốc đảo sinh thái" dưới vùng biển sâu 500m
Hệ sinh thái đặc biệt gần Maldives là nơi sinh sống của những sinh vật thủy sinh tí hon và nhiều động vật săn mồi, ví dụ như cá mập.
Chuyến thám hiểm Nekton Maldives Mission gồm các nhà khoa học của chính phủ Maldives, tổ chức phi lợi nhuận Nekton và Đại học Oxford phát hiện "ốc đảo sự sống" - một hệ sinh thái mới sống động và nhộn nhịp với những đàn cá, cá mập săn mồi và những sinh vật thủy sinh tí hon, IFL Science hôm 24/10 đưa tin. Ốc đảo này nằm ở độ sâu khoảng 500m dưới Ấn Độ Dương, gần Maldives.
Tàu lặn Omega Seamaster II nghiên cứu hệ sinh thái. (Ảnh: Nekton Maldives Mission).
Với sự trợ giúp của tàu lặn mini Omega Seamaster II, nhóm nghiên cứu thu thập các mẫu sinh học, quay phim và lập bản đồ khu vực mới phát hiện bằng sóng âm. Họ tập trung vào Satho Raha - ngọn núi ngầm khổng lồ với chu vi khoảng 28km.
Hệ sinh thái ở đây đặc biệt khác thường vì nhóm sinh vật nhỏ gọi là micro-nekton dường như bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 500m. Micronekton tương tự như động vật phù du, nhưng lớn hơn một chút với kích thước từ 2 - 20cm. Các micro-nekton thường di chuyển xuống độ sâu lớn lúc bình minh, nhưng tại đây, chúng không xuống sâu hơn 500 m.
Các sinh vật nhỏ sẽ tập trung ở ốc đảo, tạo ra một "điểm nóng" đa dạng sinh học thu hút nhiều động vật ăn thịt lớn hơn, bao gồm cá ngừ, cá mập hổ, cá mập mang, cá mập hổ cát, cá mập chó, cá mập gulper, cá mập đầu búa, cá mập silky và cá mập bramble. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chi tiết về "Vùng bẫy" mà các nhà khoa học chưa hiểu rõ.
"Tại sao điều này lại xảy ra? Có phải điều này chỉ xảy ra ở độ sâu 500 m, sinh vật sống có xuống sâu hơn không, sự chuyển đổi này là gì, có gì ở đó và tại sao?", Lucy Woodall, nhà khoa học biển tại Đại học Oxford, đặt câu hỏi.
Vùng bẫy có thể giúp giới khoa học nắm rõ hơn về micro-nekton, từ đó hiểu thêm về vùng biển sâu và thực hiện các biện pháp bảo tồn đại dương tốt hơn. "Nơi này có mọi dấu hiệu của một hệ sinh thái mới khác biệt. Vùng bẫy đang tạo ra một ốc đảo sự sống ở Maldives và nhiều khả năng nó cũng tồn tại ở những hòn đảo đại dương khác và cả trên các sườn dốc lục địa", Alex Rogers, nhà sinh vật biển tại Đại học Oxford, nhận định.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng
Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất
Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Thiện chiến là vậy, nhưng cá voi sát thủ lại chịu thua trước những "thần hộ mệnh" hiền hòa này
Cá voi lưng gù bảo vệ hải cẩu, cá mặt trăng và nhiều loài khác khỏi "hung thần" đại dương và họ hàng của nó: cá voi sát thủ.

Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận
Sâu thẳm dưới đại dương, một cuộc đua bí mật đang diễn ra. Một cuộc đua gấp rút giữa các công ty tư nhân để tranh giành cơ hội tiếp cận những khoáng sản quý giá.
