Phát hiện quan tài nghi của "ông già Noel"

Quan tài đá vôi chôn ở độ sâu 2m trong nhà thờ St. Nicholas ở Demre được xác định thuộc về Thánh Nicholas, hình mẫu của Ông già Noel.


Nhà thờ St. Nicholas được xây phía trên nơi chôn cất ban đầu của Thánh Nicholas. (Ảnh: iStock).

Các nhà khảo cổ học gần đây phát hiện một quan tài đá vôi ở nhà thờ St. Nicholas tại Demre, Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đây là nơi chôn cất Thánh Nicholas, giám mục người Đức được cho là hình mẫu của Ông già Noel, Interesting Engineering hôm 8/12 đưa tin. Đứng đầu là phó giáo sư Ebru Fatma Findik đến từ Đại học Hatay Mustafa Kemal, phát hiện mới nằm trong dự án mang tên "Legacy of the Future" do Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng.

Quan tài dài khoảng 2m được chôn dưới lòng đất ở độ sâu 1,5 - 2m. Quan tài đá có phần nắp nhô lên và mái dốc nghiêng theo phong cách phổ biến trong vùng. Nhóm nghiên cứu tìm thấy quan tài bên trong phần nhà phụ hai tầng của nhà thờ, khai quật từ năm 1989. Giáo sư Findik cho biết việc phát hiện xương động vật và mảnh vỡ của đèn đất sét giúp xác nhận họ đang làm việc với một địa điểm chôn cất.

Các nhà nghiên cứu hy vọng tìm thấy chữ khắc trên quan tài cũng như khám phá nhiều chi tiết mới. Điều này sẽ giúp làm rõ những thứ chôn trong mộ và xác định niên đại chính xác của nó. Dù đã tìm thấy quan tài, đó chỉ là một bộ phận nhỏ trong mộ. Nhóm khảo cổ đang tiếp tục công tác khai quật.

Là một giám mục Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu, Thánh Nicholas đặc biệt nổi tiếng do thường bí mật tặng quà cho người nghèo. Gần hai thập kỷ sau cái chết của ông, Theodosius II, hoàng đế Đông La Mã, hạ lệnh xây dựng nhà thờ nhằm tưởng nhớ Thánh Nicholas vào thế kỷ 6. Nhà thờ được xây phía trên nơi chôn cất của vị linh mục.

Hài cốt của Thánh Nicholas sau đó được đào lên và chôn lại trong nhà thờ. Nhưng vào thế kỷ 11, có nguồn tin hài cốt của ông được chuyển tới Bari, Italy và cất giữ như thánh vật trong vương cung thánh đường Thánh Nicholas ở miền nam Italy. Trong suốt cuộc Thập tự chinh thứ nhất, những thủy thủ Venice thu thập bộ hài cốt và chuyển tới Venice, bảo quản trong vương cung thánh đường tu viện San Nicolò al Lido. Kết quả kiểm tra mảnh xương vỡ từ cả Bari và Venice vào năm 1953 hé lộ chúng thuộc về cùng một cá nhân. Tuy nhiên, giới nghiên cứu không thể xác định đó có phải Thánh Nicholas hay không.

Trong quá trình khai quật, bằng chứng mới có thể giúp các nhà khảo cổ tiến gần hơn tới khám phá bí ẩn phía sau quá trình chôn cất vị thánh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News