Phát hiện hơn trăm lối đi bí mật trên Vạn Lý Trường Thành
Tàn tích của hơn 130 cánh cửa bí mật trên Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới, gần đây đã được tiết lộ thông qua những hình ảnh có độ phân giải cao của một nhóm nghiên cứu.
Theo Tân Hoa Xã, dựa trên việc phân tích hình ảnh kỹ lưỡng hơn và các chuyến đi thực tế đến Vạn Lý Trường Thành, nhóm đã nhận thấy mỗi cánh cửa bí mật được thiết kế để tương thích với địa hình của từng địa phương. Theo các chuyên gia, những lối đi bí mật này là dành cho những người làm nhiệm vụ do thám đi qua, trong khi một số được xây dựng như những kênh liên lạc giữa bên trong và bên ngoài Vạn Lý Trường Thành hoặc để giao thương buôn bán trong thời cổ đại.
Theo một số tài liệu lịch sử từ thời nhà Minh (1368-1644), các bộ lạc du mục được phép sử dụng những cánh cổng bí mật như vậy để chăn thả gia súc của họ giữa Thanh Hải và Hetao, phía tây bắc Trung Quốc, một khu vực có nguồn nước và cỏ dồi dào vào thời điểm đó. Zhang Yukun, giáo sư từ Đại học Thiên Tân, cũng là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết điều này hoàn toàn khả thi vì một số cánh cửa bí mật lớn có thể cho phép hai con ngựa đi qua cùng lúc theo cả hai hướng.
Những hình ảnh chất lượng cao về các lối đi bí mật trải dài khắp Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh: Xinhua).
"Tất cả những điều này giúp chứng minh rằng Vạn Lý Trường Thành không hoàn toàn đóng, mà 'mở' một cách bí mật", ông Zhang nói thêm.
Trước đây, Trung Quốc có rất ít nghiên cứu về những lối đi bí mật như vậy. Khám phá mới này được cho là một bước tiến trong việc nghiên cứu lịch sử và cấu trúc của Vạn Lý Trường Thành.
Những đường hầm bí ẩn nhất ở Vạn Lý Trường Thành cũng đã được nhóm nghiên cứu tìm ra. Những lối đi này đã được các học giả trong các triều đại Đường, Tống, Minh và Thanh ghi chép lại.
Các binh sĩ phá bức tường ngụy trang của một lối đi bí mật ở Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh: Xinhua).
"Mặt của lối đi bí mật về phía kẻ địch được ngụy trang bằng gạch, trong khi mặt còn lại được để rỗng. Kẻ thù gần như không hề biết được vị trí của những lối đi từ bên ngoài, nhưng khi con đèo chính gần đó bị tấn công, binh lính có thể phá cổng từ bên trong, giống như phá vỏ trứng và thực hiện cuộc tấn công bất ngờ. Đây là một minh chứng tuyệt vời về trí tuệ quân sự của Trung Quốc cổ đại", ông Li Zhe cùng nhóm nghiên cứu cho biết.
Vạn Lý Trường Thành, với tổng chiều dài hơn 20.000km, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và điểm tham quan thu hút du khách bậc nhất của Trung Quốc.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
