Tây Ban Nha phát hiện răng của 3 người không thuộc loài chúng ta
Phần còn lại của một người trưởng thành, một thiếu niên và một đứa bé không thuộc loài chúng ta đã lộ ra trong một hang động ở công viên Serinyà.
Serinyà là một công viên hang động tiền sử nổi tiếng ở tỉnh Girona - Tây Ban Nha, nơi một cuộc khảo sát gần đây đã khám phá ra răng của 3 người không thuộc về loài chúng ta và sống cách nhau hàng chục ngàn năm.
Theo Heritage Daily, 3 chiếc răng đã lộ ra từ trầm tích bên trong hang động Abreda, một phần của quần thể hang động Reclau trong công viên Serinyà.
Những chiếc răng được tìm thấy tại Abreda được xác định là của 3 người không thuộc về loài chúng ta - (Ảnh: IPHES-CERCA).
Hang Abreda được người Neanderthals, người Homo sapiens cùng nhiều động vật khác làm nơi trú ẩn, với 5 tầng văn hóa riêng biệt có niên đại từ thời đồ đá mới: Solutrian, Perigordian thượng, Aurinyacian và Mousteria.
Người Homo sapiens chính là loài chúng ta, trong khi Neanderthals là một loài họ hàng cùng thuộc chi Homo (chi Người), tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước nhưng đã để lại một số DNA trong chúng ta, thông qua các cuộc hôn phối dị chủng cổ đại.
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy hang động này là nơi sinh sống đầu tiên của người Neanderthals từ 140.000 đến 39.000 năm trước, rồi của người hiện đại từ 39.000 đến 16.000 năm trước.
Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Marina Lozano từ Viện Cổ sinh thái học nhân loại và tiến hóa xã hội Catalonia thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến Tarragona (IPHES-CERCA - Tây Ban Nha) đã phân tích 3 chiếc răng được thu thập trong hang Abreda.
Kết quả cho thấy họ đều không thuộc loài của chúng ta, mà là 3 người Neanderthals, bao gồm một người trưởng thành, một thiếu niên và một đứa trẻ rất nhỏ.
Các nghiên cứu trước đó từng chỉ ra trẻ em Neanderthals mọc răng lần đầu sớm hơn loài chúng ta rất nhiều.
Hai trong số những chiếc răng này được ước tính có tuổi đời ít nhất là 120.000 năm, trong khi chiếc thứ ba có niên đại từ 71.000 đến 44.000 năm trước.
Hài cốt răng là loại hài cốt mà các nhà cổ nhân loại học luôn mong đợi, bởi ngoài thông tin di truyền, những chiếc răng còn tiết lộ chế độ ăn uống của người đó.
Vì vậy, TS Lozanro tin rằng các phát hiện mới sẽ giúp mở ra các hiểu biết mới về các chiến lược sinh tồn của các nhóm người Neanderthals cuối cùng ở Bán đảo Iberia, vào thời điểm mà sự chung sống với con người hiện đại về mặt giải phẫu có thể đã xảy ra.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
