Phát hiện xưởng vũ khí 300.000 năm của loài người khác ở Đức

Số vũ khí được tìm thấy ở Đức cho thấy trình độ công nghệ gây sốc của một loài người khác vào thời điểm mà Homo sapiens mới "chập chững" ra đời.

Theo Heritage Daily, một kho vũ khí đặc biệt đã được tìm thấy tại Schöningen, một thị trấn nhỏ nằm ở bang Lower Saxony - Đức, được sử dụng chính bởi các loài người cổ hiện diện trước khi loài người có mặt trên địa cầu.


Các vũ khí bằng gỗ được chế tác với trình độ "không thể tin nổi" của các loài người cổ xưa hơn Homo sapiens.

Bài công bố trên tạp chí PNAS cho biết các hiện vật đã tiết lộ kỹ thuật chế tác gỗ tinh vi được sử dụng bởi người tiền sử để phục vụ cho hoạt động săn bắn và xử lý da động vật.

Đó là một phát hiện hoàn toàn gây sốc bởi niên đại của kho vũ khí này lên tới 300.000 năm, trùng với khoảng thời gian loài Homo sapiens chúng ta vừa xuất hiện trên địa cầu.


Người Neanderthals và các loài người cổ khác có thể đã biết chế tác gỗ trước loài "người tinh khôn" rất lâu - (Ảnh đồ họa).

Như vậy, từ trước khi loài chúng ta - vẫn hay được gọi là "người tinh khôn" - hiện diện, thế giới loài người đã phát triển xa hơn chúng ta tưởng tượng trước đây rất nhiều.

Kho vũ khí đã được nghiên cứu chi tiết bởi các nhà khảo cổ từ Văn phòng Di sản Văn hóa bang Lower Saxony (NLD), Đại học Göttingen (Đức) và Đại học Reading (Anh).

Các vũ khí đặc biệt 20 mũi giáo và lao đã được sử dụng bởi người Neanderthal và các loài người khác cùng thời kỳ. Vào thời điểm đó, Homo sapiens vừa ra đời và hãy còn ở châu Phi nên rõ ràng tổ tiên của chúng ta không thể góp phần vào công nghệ này.

TS Dirk Leder từ NLD cho biết những loài người cổ trong khu vực đã thu thập gỗ vân sam và gỗ thông rộng rãi, chọn lọc những cây gỗ đẹp để chế thành giáo và gậy ném rồi mang tới địa điểm này để chế tác.

"Công xưởng" cổ đại này còn là nơi sửa chữa những dụng cụ bị hư hỏng.

Chủ nhân của kho vũ khí kiêm công xưởng chế tác - sửa chữa đồ gỗ này không được phân tích cụ thể, nhưng khu vực này là nơi từng được xác định là có dấu chân của loài người cổ Neanderthals khác và một số loài cũng cùng chi Homo (Người) với Homo sapiens.

Trong số các loài người cổ, Neanderthals nổi tiếng nhất với trình độ chế tác công cụ, vũ khí, trang sức "vượt thời gian". Họ cũng là loài duy nhất có bộ não lớn hơn cả người hiện đại chúng ta, tuy hạn chế hơn về chức năng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News