Phát minh công nghệ mới có thể lọc 99% hóa chất vĩnh cửu ra khỏi nước

Do khói bụi trong không khí, nước mưa đã nhanh chóng trở nên không an toàn để ăn uống nữa. Và một số "hóa chất vĩnh cửu" (những hóa chất không phân hủy trong môi trường) cũng tiếp tục tăng đến mức không an toàn trên khắp thế giới.

Trước tình hình đó, các nhà khoa học đang khẩn trương tìm giải pháp. Mới đây, một phương pháp xử lý hóa chất vĩnh cửu đã được tìm ra nhằm loại bỏ những chất độc này.


Các nhà khoa học đang tìm ra những cách mới để xử lý hóa chất vĩnh cửu. (Ảnh: Gorodenkoff / Adobe).

Thường được biết đến với tên khoa học là nhóm hóa chất tổng hợp gồm perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl, viết tắt là PFAS, hóa chất vĩnh cửu là một nhóm gồm hàng nghìn hóa chất tổng hợp được sử dụng trong gần như tất cả mọi thứ con người chế tạo ra.

Vì thế, gần như không thể tránh khỏi việc chúng xâm nhập vào nguồn nước, đất, không khí và thậm chí cả trong máu. Mặc dù chúng không thực sự tồn tại mãi mãi, nhưng tên gọi đó được đặt cho chúng bởi vì chúng gần như không phân hủy và nhiều vô tận.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra những mối liên hệ rõ ràng giữa các hóa chất này với một số vấn đề sức khỏe, trong đó có huyết áp cao và bất thường trong sinh sản. Do đó, các nhà khoa học nhận thấy cần phải tìm ra cách xử lý, loại bỏ hóa chất vĩnh cửu ra khỏi nguồn nước, và một công nghệ mới ra đời có thể làm được việc này.

Phương pháp xử lý này do các nhà nghiên cứu ở Trường đại học British Columbia, Mỹ, tìm ra. Cách hoạt động của nó là dùng một vật liệu có nguồn gốc silica có khả năng hút đến 99% các hóa chất vĩnh cửu tìm thấy trong nước. Sau đó, các hóa chất vĩnh cửu được tách ra khỏi vật liệu này và như vậy chúng ta có thể sử dụng lại vật liệu này cho các lần sau. Qua nghiên cứu, phương pháp này vô cùng hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu dự định trong những tháng tới đây sẽ thí nghiệm để tìm ra khả năng lọc tối ưu của vật liệu này. Họ hy vọng các thí nghiệm sẽ mất 6 tháng để hoàn thành. Nếu thành công, họ sẽ đưa ra phương pháp xử lý vĩnh viễn để giữ cho các chất độc không vượt quá tầm kiểm soát.

Hy vọng rằng cùng với các phương án xử lý khác, chẳng hạn như giải pháp từ tính loại bỏ các hóa chất vĩnh cửu, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ có thể giải quyết được vấn đề nhức nhối này. Báo cáo nghiên cứu phát minh nói trên được đăng trên Tạp chí Chemosphere.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những phát minh kỳ dị, khó hiểu của người xưa

Những phát minh kỳ dị, khó hiểu của người xưa

Vào những năm 1900, một số nhà sáng chế cho ra đời những phát minh "dị nhất quả đất". Dù mục đích của họ là giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn nhưng tính ứng dụng thực tế không cao.

Đăng ngày: 13/04/2025
Phát minh ra tên lửa

Phát minh ra tên lửa

Nếu dường như người ta không chút nghi ngờ rằng tên lửa được phát minh ở Trung Hoa, thì niên đại và các điều kiện đã phát minh ra nó lại không được xác định một cách chắc chắn.

Đăng ngày: 11/04/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 01/04/2025
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/03/2025
5 phát minh bị cho là dính dáng tới

5 phát minh bị cho là dính dáng tới "ma quỷ"

Những phát minh này tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống ngày nay nhưng chúng đã từng bị coi là có liên quan tới "ma quỷ".

Đăng ngày: 30/03/2025
Các nhà khoa học Anh tiết lộ phát minh gây sốc: Áo tàng hình

Các nhà khoa học Anh tiết lộ phát minh gây sốc: Áo tàng hình

Một chiếc áo tàng hình theo kiểu Harry Potter sẽ sớm có mặt trên thị trường, theo tiết lộ từ nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Công ty Vollebak và Đại học Manchester - Anh.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News