Phi hành gia Canada thử nghiệm sống 1 tuần dưới nước

Jeremy Hansen, phi hành gia người Canada, sống dưới nước trong một tuần để chuẩn bị cho các nhiệm vụ nghiên cứu trong không gian.

>>> Video: Hành trình 31 ngày dưới đại dương

Jeremy Hansen có một tuần dưới nước ở độ sâu 20m tại địa điểm là phòng thí nghiệm Aquarius, thuộc quần đảo san hô Florida Keys, Đại Tây Dương. Trong thời gian này, Hassen thực hiện các bước đi bộ trên bề mặt đáy đại dương, một nhiệm vụ được thiết kế mô phỏng theo môi trường không trọng lực.


Jeremy Hansen sử dụng một mũi khoan trên bề mặt đáy đại dương khi thực hiện những bước đi bộ mô phỏng như nhiệm vụ tương tự trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA/Canadian Space Agency)

Trong một tuần luyện tập kéo dài từ từ 8 đến14/9, Hansen đồng thời thực hiện hoạt động lặn vào ban đêm. Anh cùng các thành viên khác thử nghiệm tình huống khi bị hạn chế về mặt giao tiếp với trung tâm điều khiển. Đây là một trong những sự cố mà phi hành gia có thể gặp phải khi làm nhiệm vụ trong không gian.

Việc thoát khỏi thói quen trong môi trường quen thuộc và khám phá đại dương như một tiểu hành tinh hoặc bề mặt sao Hỏa có thể giúp họ chuẩn bị cho nhiệm vụ trong không trung. Theo Sky News, phi hành gia 38 tuổi là trưởng nhóm thực hiện sứ mệnh thăm dò môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa.

"Đêm đầu tiên ngủ ở độ sâu 20m dưới đại dương, tôi nghe thấy tiếng nước chuyển động cùng nhiều âm thanh kỳ lạ. Có một lỗ hổng kết nối thẳng với đại dương và áp suất không khí giữ cho nước không tràn vào. Một trong những điều độc đáo mà tôi rất hào hứng khi ở đây đó là có thể quan sát đời sống dưới biển. Nó giống như một công viên hải dương lớn vậy", phi hành gia trên chia sẻ.

Phòng thí nghiệm Aquarius nặng 81 tấn, được thiết kế 6 giường ngủ, bếp mini, trang bị điều hòa và truy cập Internet không dây. Khi điều hòa ngưng hoạt động, nhiệt độ tại đây sẽ là 35 độ C và độ ẩm là 95%.

Trước đó, một nhà hải dương học người Pháp có tên Fabien Cousteau từng kết thúc hành trình thám hiểm dưới nước kéo dài 31 ngày cũng tại Aquarius, nhằm thực hiện nghiên cứu và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đại dương.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News