Phi hành gia NASA sẽ ăn đuông dừa trong các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ

Một nhóm các nhà khoa học từ Thái Lan nghiên cứu và phát triển một loại thức ăn mới cho phi hành gia của NASA khi thực hiện các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ.


Các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu thức ăn làm từ sâu Sago cho các phi hành gia.

Nhóm các nhà khoa học từ Học viện Khoa học Y sinh Hoàng gia Chulaphon, Đại học Chulalongkorn, Đại học Giáo dục Valaya Alongkorn và một số công ty tư nhân Thái Lan đã trở thành nhóm duy nhất các nhà nghiên cứu từ châu Á lọt vào vòng thứ hai của cuộc thi quốc tế về lựa chọn thức ăn cho các phi hành gia sẽ thực hiện các chuyến bay đến các hành tinh khác của hệ mặt trời và vào không gian sâu. Cuộc thi do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) kết hợp với Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Canada và Quỹ Methuselah tổ chức, nhằm kéo dài tuổi thọ cho con người.

Theo Bangkok Post , thức ăn mới đó là "sâu sago", vốn đang được sử dụng ở miền nam Thái Lan và các nước lân cận.

"Sâu sago" là ấu trùng rất giàu protein và chất béo của đuông đỏ (hay ở Việt Nam còn gọi là đuông dừa, đuông chà là), một loài gây hại nông nghiệp trên các đồn điền trồng chuối, cọ, dừa và mía. Bọ cái trưởng thành thường dùng vòi đục lỗ thân cây hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây để xâm nhập vào những phần mềm của cây. Khi vào bên trong, chúng đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng.

Đuông dừa là loài đã được dùng làm thức ăn Đông Nam Á từ hàng trăm năm nay, ngoài giá trị dinh dưỡng, còn có một ưu điểm khác so với các nguồn protein và chất béo khác mà các phi hành gia có thể dùng trong chuyến bay: chúng dễ sinh sản và phát triển trong điều kiện không gian hẹp và đóng kín.

Các nhà khoa học Thái Lan tin rằng họ sẽ sẵn sàng để các chuyên gia NASA đánh giá toàn diện kết quả công việc của họ vào đầu năm tới, để rồi sau đó lọt vào giai đoạn thứ ba của cuộc thi, báo cáo cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News