Phi hành gia trở về Trái đất sau 5 tháng trên trạm Thiên Cung
Ba phi hành gia của nhiệm vụ Thần Châu 16 trở về Trái đất an toàn sáng nay sau khi hoàn thành 5 tháng sinh hoạt và làm việc trên trạm vũ trụ Thiên Cung.
(Video: Xinhua).
Các phi hành gia Jing Haipeng, Zhu Yangzhu và Gui Haichao tiếp đất trong khoang tàu hồi quyển của tàu vũ trụ Thần Châu 16 ở bãi hạ cánh Dongfeng vào 7h10 ngày 31/10 (giờ Hà Nội), Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo. Tàu Thần Châu 16 tách khỏi trạm vũ trụ Thiên Cung vào 19h27 ngày 30/10 (giờ Hà Nội). Trước đó, ba phi hành gia đã chuyển quyền điều khiển trạm cho phi hành đoàn Thần Châu 17 đến nơi hôm 26/10.
Phi hành đoàn Thần Châu 16 phóng lên trạm vũ trụ Thiên Cung trên tên lửa Trường Chinh 2F hồi tháng 5/2023. Trong đó, Jing Haipeng là chỉ huy nhiệm vụ, Zhu Yangzhu là kỹ sư bay vũ trụ còn Gui Haichao là chuyên viên hàng hóa.
Khoang tàu chở phi hành đoàn Thần Châu 16 hạ cánh xuống Dongfeng.
Bộ ba trải qua 5 tháng trên trạm vũ trụ, tiến hành hàng loạt thí nghiệm khoa học và trao đổi với cộng đồng. Zhu và Jing từng thực hiện chuyến đi bộ không gian dài 8 tiếng vào tháng 6/2023 để bảo trì camera trên trạm Thiên Cung. Phi hành đoàn Thần Châu 17 mới sẽ ở lại trạm trong 6 tháng.
Trạm Thiên Cung có kích thước bằng khoảng 20% trạm Vũ trụ Quốc tế, hoàn thiện vào cuối năm 2022 sau khi thêm bộ phận cuối cùng là module Mộng Thiên. Trung Quốc hướng tới duy trì trạm Thiên Cung có người ở thường xuyên trong ít nhất một thập kỷ. Họ cũng lên kế hoạch mở rộng trạm vũ trụ hình chữ T, hiện nay bao gồm ba module.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
