"Quái vật mỉm cười" phun lửa vào Trái đất tạo ra bão địa từ
Hậu quả từ nụ cười ma quái của Mặt trời hôm 26-10 vừa chạm đến Trái đất, là những quả pháo sáng gây nên bão địa từ loại G1.
Theo NASA, hành tinh của chúng ta sẽ "trúng đạn" trong 2 ngày cuối tuần này, tức vào ngày 29 và 30-10, tùy theo múi giờ.
Như mọi lần, những quả pháo sáng giàu năng lượng này xuất phát từ các "họng súng vũ trụ" gọi là "vết đen Mặt trời". Lần này, như để hưởng ứng Halloween, 3 vết đen Mặt trời đã tạo nên hình ảnh một khuôn mặt cười ma quái, được Đài quan sát Mặt trời (SDO) của NASA chụp được ngày 26-10.
Khuôn mặt cười ma quái chuẩn bị phun lửa vào Trái đất - (Ảnh: SDO/NASA).
Theo Live Science, nụ cười này hướng thẳng về phía Trái đất, đồng nghĩa với nó sẽ phun vào địa cầu những luồng năng lượng cực mạnh dưới dạng gió Mặt trời, mang các hạt tích điện, truyền vào không gian với tốc độ hơn 1,6 triệu km/giờ.
Thông thường các quả pháo sáng, hay lớn hơn là các quả cầu plasma (tức "vụ phóng khối lượng đăng quang" - CME), mất vài ngày để chạm đến Trái đất.
Các họng súng vũ trụ này có màu đen trong hình ảnh quan sát vì chúng lạnh hơn các khu vực xung quanh, là nơi từ trường vô cùng hỗn loạn nên thường xuyên giải phóng các luồng năng lượng.
Cơn bão địa từ này sẽ khá nhỏ, thuộc loại G1. Tuy vậy nó cũng đủ gây xáo trộn cho các vệ tinh trên quỹ đạo cũng như những trục trặc nhỏ trong lưới điện - hệ thống viễn thông, ví dụ vài vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn.
Tin mừng là nó sẽ đẩy cực quang xuống gần bề mặt Trái đất hơn, vì vậy bạn sẽ có một đêm Halloween ngoạn mục nếu sống trong khu vực có thể nhìn thấy cực quang.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
