Quét laser, “bóng ma” Maya hiện ra sau ngàn năm mất tích
Một "bóng ma" Maya ngoạn mục dài tận 18km với nhiều chi tiết hoành tráng, vừa được phát hiện ở phía Tây Yucatan - Mexico.
Cũng như hầu hết các "bóng ma" Maya từng được phơi bày ở Mexico, công trình này được phát hiện nhờ LiDAR. Đây là một phương tiện viễn thám ứng dụng tia laser để tìm kiếm các cấu trúc ẩn, bị che giấu bởi địa hình hiện đại sau hàng thế kỷ bị lãng quên.
Các “bóng ma” Maya bị che giấu bởi địa hình hiện đại hiện ra thông qua hình ảnh LiDAR - (Ảnh: INAH)
Công trình là một cấu trúc gọi là "sacbé" đặc trưng của người Maya. Nó là một con đường được họ xây dựng để kết nối các ngôi đền, quảng trường, các nhóm công trình trong các trung tâm nghi lễ, hoặc dùng như "đường cao tốc" nối các thành đô.
Sacbé có thể coi như một phiên bản tráng lệ, đáng kinh ngạc của đường sá hiện tại.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia (INAH) của Mexico cho biết "bóng ma" Maya vừa được tìm thấy là một sacbé dài tận 18km, nối giữa hai thành phố cổ Uxmal và Kabah.
Khu vực này nay thuộc vùng Puuc, phía Tây tỉnh Yucatan của Mexico hiện đại.
Theo Heritage Daily, sacbé nối Uxmal và Kabah có bề rộng 5m, với các mái vòm hoành tráng được xây dựng ở mỗi đầu.
Không chỉ là một công trình thể hiện trình độ kiến trúc, xây dựng "vượt thời gian" của người Maya, sacbé này còn là bằng chứng về hoạt động giao thương mạnh mẽ giữa hai đô thành vĩ đại một thời của Đế chế Maya.
Thời kỳ "đường cao tốc" cổ đại này tấp nập người đi lại là khoảng năm 700 đến 950 sau Công nguyên.
Hai đô thành nói trên có những đặc điểm kiến trúc tương tự theo phong cách Puuc Maya, mà một trong những hình ảnh đặc trưng là biểu tượng rắn hai đầu quấn vào nhau, làm liên tưởng đến mặt nạ của thần mưa Chaac trong tín ngưỡng Maya.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
