Robot NASA liên tục bắt được “tín hiệu sự sống không mong đợi"

Methane, một trong những dấu hiệu gợi ý về sự sống ngoài hành tinh, đã được tìm thấy một cách đầy vô lý bởi robot Curiosity.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research: Planets đã tìm ra lời giải thích cho việc một phòng thí nghiệm hóa học di động trên robot Curiosity của NASA liên tục phát hiện ra dấu vết của "khí sự sống" methane (CH4) từ bề mặt Gale Crater ở sao Hỏa.

Robot NASA liên tục bắt được “tín hiệu sự sống không mong đợi
Cảnh quan Gale Crater mà robot Curiosity đang khảo sát - (Ảnh đồ họa: SCITECH DAILY).

Curiosity, mang hình dáng giống nhân vật hoạt hình Wall-E nổi tiếng, là tàu đổ bộ robot dạng xe tự hành của NASA, hoạt động trên sao Hỏa từ tháng 8-2012 với nhiệm vụ săn tìm sự sống.

Con robot may mắn này là chiến binh đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của các "khối xây dựng sự sống" trên hành tinh đỏ.

Tuy vậy, các bằng chứng từ đó đến nay cho thấy sao Hỏa dường như đã tuyệt chủng và hầu như NASA chỉ mong đợi thu thập được các bằng chứng về sự sống cổ đại.

Vì vậy, khi phòng thí nghiệm di động SAM đặt trong bụng Curiosity phân tích mẫu từ Gale Crater - một hố va chạm cổ đại - và liên tục tìm thấy bằng chứng về methane đang thoát ra, giới khoa học đã bối rối.

Robot NASA liên tục bắt được “tín hiệu sự sống không mong đợi
Robot Curiostity - (Ảnh: NASA).

Các sinh vật sống tạo ra phần lớn methane trên Trái đất. Vì vậy, từ lâu methane được coi là dấu hiệu của sự sống tiềm năng mà các nhà sinh học vũ trụ vẫn nỗ lực truy tìm dấu vết trong quang phổ của các hành tinh khác.

Nhưng ở Gale Crater hay bất cứ đâu trên sao Hỏa, chưa thiết bị nào phát hiện một sinh vật đang còn sống nào. Vì thế, NASA hoàn toàn không mong đợi methane xuất hiện ở đây.

"Đó là một câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ” - nhà khoa học Ashwin Vasavada, thành viên nhóm điều hành Curiosity tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, tiết lộ.

Kết hợp với các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, họ đã lập những mô hình mới và chỉ ra rằng nguồn gốc của methane bất thường có thể là do các cơ chế địa chất liên quan đến nước và đá sâu dưới lòng đất.

Khí này có thể bị phong ấn dưới lớp muối đông đặc hình thành trong lớp regolith của sao Hỏa, một loại "đất" làm từ đá và bụi mịn.

Khi nhiệt độ tăng lên vào những mùa hoặc thời điểm ấm hơn trong ngày, lớp đệm muối yếu đi, methane có thể thoát ra ngoài.

Ngoài ra, khí này cũng có thể bị ép phun ra từng đợt khi một thứ gì nặng đè lên mặt đất - trong trường hợp này chính là những bánh xe của con robot to bằng một chiếc SUV tên Curiosity.

Tuy vậy, ở miệng hố va chạm khác tên Jezero Crater, nơi NASA có một con robot nặng không kém là Perseverance đang hoạt động, không có chút methane nào bị xì ra theo cùng kiểu.

Phát hiện này có thể cho thấy môi trường ở hai khu vực này khác nhau. Bên cạnh đó, cách methane xuất hiện và bị chôn vùi dưới "đất" sao Hỏa vẫn là một điều thú vị cần khám phá. Bởi lẽ, nó sẽ giúp hiểu rõ hơn về môi trường sao Hỏa cổ đại, cũng giúp các nhà khoa học tiến gần hơn đến bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh tiềm năng - cho dù là sinh vật đã tuyệt chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phóng cụm gương giúp tăng sản xuất điện mặt trời trên Trái đất

Phóng cụm gương giúp tăng sản xuất điện mặt trời trên Trái đất

Reflect Orbital, công ty khởi nghiệp ở California muốn phóng cụm gương lên quỹ đạo để truyền ánh sáng Mặt trời tới các nhà máy quang năng nhằm tăng sản xuất điện sau khi trời tối.

Đăng ngày: 05/05/2024
Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt trăng

Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt trăng

Các phi hành gia sống trên Mặt Trăng sẽ cần rất nhiều năng lượng, nhưng họ không thể mang theo nguồn cung nhiên liệu bên mình.

Đăng ngày: 05/05/2024
Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng

Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng

Những chuyển động tinh vi trên bề mặt một thế giới ngoài hành tinh có thể là bằng chứng về một đại dương tràn ngập sự sống.

Đăng ngày: 04/05/2024
Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất

Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất

2024 BX1, tiểu hành tinh lao xuống Trái đất hôm 21/1, quay nhanh hơn bất cứ vật thể gần Trái đất nào từng ghi nhận.

Đăng ngày: 03/05/2024
Thứ chưa từng thấy trong vũ trụ hiện ra giữa Tinh vân Chân Mèo

Thứ chưa từng thấy trong vũ trụ hiện ra giữa Tinh vân Chân Mèo

Tinh vân Chân Mèo là một " vườn ươm sao" bí ẩn cách Trái Đất 5.500 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 03/05/2024
Kế hoạch sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Kế hoạch sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Công ty Virtus Solis dự định sử dụng tên lửa Starship để phóng pin mặt trời rộng một kilomet giúp sản xuất và truyền điện trong không gian.

Đăng ngày: 03/05/2024
Bữa ăn đầu tiên của con người trên vũ trụ là gì?

Bữa ăn đầu tiên của con người trên vũ trụ là gì?

Phi hành gia Yuri Gagarin là người đầu tiên ăn uống ngoài không gian vào năm 1961, với thức ăn dạng nhuyễn đựng trong ống tuýp.

Đăng ngày: 03/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News