Robot NASA tiến vào “dòng sông sự sống” ngoài hành tinh

Chiến binh Curiosity của NASA sẽ tiến vào một khu vực chưa từng được khai phá và có thể ẩn giấu sinh vật ngoài hành tinh - cổ đại hoặc còn sống.

Theo NASA, trong năm thứ 12 của sứ mệnh, chiến binh Sao Hỏa Curiosity sẽ tiến bước vào một khu vực mà các nhà khoa học tin rằng là phần lòng sông của một dòng sông cổ đại, được kỳ vọng ẩn chứa bằng chứng về sự sống.

Đó là một vùng đất chưa được bất kỳ tàu thám hiểm nào khai phá, gọi là Gediz Vallis, có dạng các kênh quanh co và đầy đá cuội.

Robot NASA tiến vào “dòng sông sự sống” ngoài hành tinh
Robot săn tìm sự sống Curiosity - (Ảnh: NASA).

Theo Space.com, các nhà khoa học tin rằng khu vực này có thể giúp giải thích cách địa hình Sao Hỏa đã hình thành ngay từ đầu.

Gediz Vallis nằm như một con rắn uốn lượn xuyên qua Mount Sharp, một khu vực địa hình núi non đầy thú vị. Hàng tỉ năm trước, ngọn núi này được cho là một vùng đất màu mỡ, ẩm ướt.

Theo thời gian, sao Hỏa khô cạn dần, gió và nước còn sót lại đã bào mòn ngọn núi thành địa hình nhiều lớp mà Curiosity từng ghi nhận.

Chính cảnh quan ngoạn mục của khu vực khiến các nhà khoa học tin rằng một hiện tượng thiên nhiên nào đó đã giúp tạo nên Gediz Vallis.

Có thể dòng sông cổ này xuất phát từ các vụ lở đất đá từ trên núi, và cũng có thể nó đã được tạo nên bởi dòng nước, thứ hấp dẫn nhất đối với các nhà sinh học thiên văn.

"Nếu dòng sông hoặc đống mảnh vụn bên trong nó được hình thành bởi nước lỏng thì thực sự thú vị. Điều đó có nghĩa sau một thời gian dài khô hạn, nước đã quay trở lại với một dòng lớn hơn" - nhà khoa học Ashwin Vasavada từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho biết.

Quan trọng hơn hết, sự xuất hiện của một dòng sông cổ giữa một địa hình màu mỡ nghĩa là cơ hội để sự sống tồn tại.

NASA kỳ vọng Curiosity có thể tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh từng tồn tại ở khu vực này, hoặc nếu may mắn hơn là một cái gì đó vẫn đang còn sống.

Curiosity là một tàu đổ bộ robot dạng xe tự hành được thiết kế để săn tìm sự sống. Sứ mệnh ban đầu của Curiosity chỉ kéo dài 2 năm, nhưng nó đã bền bỉ một cách đáng ngạc nhiên và bước vào năm thứ 12 của sứ mệnh nối dài.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện kỳ lạ: Sao Hỏa gây ra xói mòn đại dương Trái đất

Phát hiện kỳ lạ: Sao Hỏa gây ra xói mòn đại dương Trái đất

Những tương tác mang quy mô vũ trụ giữa các thiên thể có ảnh hưởng trực tiếp tới khí hậu và đặc tính địa lý Trái đất.

Đăng ngày: 05/04/2024
Sao Hỏa xuất hiện 2 tỉ

Sao Hỏa xuất hiện 2 tỉ "hố tử thần" vì kẻ tấn công bí ẩn

Một nghiên cứu mới về về bề mặt sao Hỏa đã cho thấy một kẻ tấn công ngoài hành tinh có thể gây ra tác động khủng khiếp.

Đăng ngày: 26/03/2024
Tin xấu về sự sống trên sao Hỏa?

Tin xấu về sự sống trên sao Hỏa?

Sao Hỏa ngày nay chỉ là một sa mạc khô cằn. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng địa chất cho thấy nước đã chảy qua bề mặt Hành tinh Đỏ từ hàng tỷ năm trước.

Đăng ngày: 21/03/2024
Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người đã có thể đi bộ vòng quanh Trái đất. Thế còn sao Hỏa, hành trình đó sẽ mất bao lâu?

Đăng ngày: 19/03/2024
Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?

Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?

Phát hiện mới về một ngọn núi lửa cổ xưa khổng lồ khiến Mê cung Bóng đêm trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các sứ mệnh săn tìm sự sống.

Đăng ngày: 18/03/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện "tia sáng sự sống" ở sao Hỏa

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách mà sự sống ở sao Hỏa có thể đã ra đời song song với sự sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 13/03/2024
Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng Mỹ trong bối cảnh NASA gặp khó trong sứ mệnh thu hồi mẫu vật từ sao Hỏa.

Đăng ngày: 09/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News