Robot tự động phẫu thuật nối ruột lợn thành công

Nhờ thuật toán và hệ thống hình ảnh tiên tiến, robot STAR tiến hành ca phẫu thuật nội soi trên lợn mà không cần con người trợ giúp.

Đại học Johns Hopkins hôm 26/1 thông báo, Robot Tự động Mô Thông minh (STAR) thực hiện thành công ca phẫu thuật mô mềm trên 4 con lợn và gọi đây là bước tiến quan trọng trong việc phẫu thuật hoàn toàn tự động trên người. Thông tin chi tiết được công bố trên tạp chí Science Robotics.


STAR có thể phẫu thuật nội soi trên mô mềm của lợn mà không cần con người trợ giúp. (Ảnh: Đại học Johns Hopkins/PA)

Cụ thể, STAR đã kết nối chính xác hai đầu ruột - thủ thuật khó trong phẫu thuật đường tiêu hóa, đòi hỏi bác sĩ phải dùng chỉ khâu với độ chính xác và nhất quán cao. Chỉ cần lệch tay hoặc khâu sai vị trí một chút cũng có thể dẫn đến rò rỉ và khiến bệnh nhân biến chứng nặng.

Đây là lần đầu tiên một robot tiến hành phẫu thuật nội soi mà không có sự trợ giúp của người, theo giáo sư Axel Krieger tại Đại học Johns Hopkins, thành viên nhóm nghiên cứu. "Kết quả mới cho thấy chúng ta có thể tự động hóa một trong những nhiệm vụ phức tạp và tinh vi nhất trong phẫu thuật: kết nối lại hai đầu ruột. STAR đã tiến hành phẫu thuật trên 4 con vật và cho kết quả tốt hơn đáng kể so với con người khi thực hiện cùng một thủ thuật", Krieger nói.

Robot STAR mới được cải tiến từ phiên bản năm 2016 từng phẫu thuật ruột lợn, nhưng khi đó cần một vết rạch lớn để tiếp cận ruột và đòi hỏi nhiều chỉ dẫn hơn từ con người.

Trong thử nghiệm mới, STAR được hướng dẫn bởi một thuật toán theo dõi dựa trên công nghệ học máy. Thuật toán này do giáo sư Jin Kang tại Đại học Johns Hopkins cùng các sinh viên phát triển. Ngoài ra, robot cũng sử dụng một ống nội soi đặc biệt. Các tính năng mới giúp nâng cao độ chính xác khi phẫu thuật, bao gồm cả những công cụ khâu chuyên dụng và hệ thống hình ảnh cung cấp hình ảnh chính xác hơn.

Phẫu thuật mô mềm là một thách thức đặc biệt với robot vì tính chất không thể đoán trước. Nếu có trở ngại phát sinh trong quá trình thực hiện, robot phải nhanh chóng thích ứng để xử lý. STAR trang bị hệ thống điều khiển mới có thể điều chỉnh kế hoạch phẫu thuật theo thời gian thực giống như một bác sĩ.

"STAR là hệ thống robot đầu tiên lập kế hoạch, thích ứng và thực hiện kế hoạch phẫu thuật mô mềm với sự can thiệp tối thiểu của con người. Đó là điều khiến STAR trở nên đặc biệt", nhà khoa học Hamed Saeidi, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News