Rồng Komodo nghiền nát mai rùa bằng lực cắn khủng khiếp

Đoạn video ghi lại cảnh rồng Komodo cắn vỡ mai rùa rồi nuốt chửng con vật tội trong giây lát.

Rồng Komodo là loài bò sát đặc hữu ở Indonesia, nổi tiếng với bản năng sát thủ và khả năng nuốt chửng con mồi to lớn.

Một video được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi rồng Komodo bình thản nuốt trọn một con rùa trước sự kinh hãi của người xem.

Đoạn video bắt đầu với cảnh rồng Komodo đánh hơi được xác của một con rùa biển nằm trên bãi cát, và âm thầm tiến đến.

Là loài vừa có khả năng ăn thịt sống, lại vừa ăn xác thối, nên rồng Komodo không hề tỏ ra kén chọn. Nó lập tức ngoạm lấy phần mai của con rùa, và xoay xở để tìm cách đưa vào miệng.

Có thể thấy rằng kích thước miệng của con rồng Komodo bé hơn khá nhiều so với mai rùa. Tuy nhiên, điều may mắn là chúng lại sở hữu lực cắn đáng sợ.

Sau vài lần thử, kẻ săn mồi máu lạnh đã thành công nghiền nát chiếc mai rùa và nuốt chửng con mồi mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Rồng Komodo nghiền nát mai rùa bằng lực cắn khủng khiếp
Mai rùa rất cứng, nhưng không làm khó được con rồng Komodo háu đói.

Rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn lớn thường được tìm thấy trên các đảo của Indonesia. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae, và là loài thằn lằn lớn nhất còn sống sót, với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, và nặng khoảng 70kg.

Rồng Komodo là loài phàm ăn, khi có thể ăn tới 80% trọng lượng cơ thể của nó trong một bữa ăn. Sau khi ăn, rồng Komodo thường phải lê mình đến vị trí có nắng để tăng tốc độ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi thức ăn trong dạ dày chúng có thể thối rữa và gây ngộ độc cho rồng nếu để quá lâu.

Một đặc điểm thú vị của rồng Komodo là chúng có thể ăn được mọi thứ, từ lông, da, thịt, xương, cho đến móng. Lý do là bởi dạ dày của loài vật này có chứa những dịch tiêu hóa giống như loài rắn, để tiêu thụ được cả những thứ cứng chắc như xương.

Tuy nhiên, cũng chính bởi bản tính phàm ăn, kết hợp với môi trường sống bị thu hẹp, nên từ chỗ có số lượng khá đông đảo lên tới hàng nghìn con, rồng Komodo hiện đang đứng trước nguy cơ sắp bị tuyệt chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá 200 triệu năm tuổi của Trung Quốc chính thức bị tuyệt chủng

Loài cá 200 triệu năm tuổi của Trung Quốc chính thức bị tuyệt chủng

Cá tầm thìa, họ hàng gần của cá tầm, được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế chuyên theo dõi các loài nguy cấp.

Đăng ngày: 26/07/2022
Các nhà khoa học phát hiện loài chuột đầu tiên biết trồng trọt

Các nhà khoa học phát hiện loài chuột đầu tiên biết trồng trọt

Đây là những con chuột " đời hai" ở Mỹ, chúng đã bắt đầu biết vẽ ruộng và trồng trọt.

Đăng ngày: 25/07/2022
Tìm ra nguyên nhân khiến chim cánh cụt

Tìm ra nguyên nhân khiến chim cánh cụt "ngừng" tiến hóa

Khả năng thay đổi của chim cánh cụt có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khách quan. Điều này dường như đã được định sẵn trong gen của chúng.

Đăng ngày: 25/07/2022
Loài chim có nguy cơ tuyệt chủng vì...

Loài chim có nguy cơ tuyệt chủng vì... "yêu nhầm"

Một trong những loài chim đặc biệt ở Nam bán cầu đang rơi vào tình trạng nguy cấp về số lượng do môi trường sống bị thu hẹp và một lý do rất " ối dồi ôi" đó là: giao phối nhầm.

Đăng ngày: 24/07/2022
Bí quyết

Bí quyết "trẻ mãi không già" của động vật máu lạnh

Không chỉ rùa, một số loài động vật máu lạnh như kỳ nhông, ếch... cũng có tốc độ lão hóa rất chậm, giúp chúng kéo dài tuổi thọ so với các loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 24/07/2022
“Gan lì cóc tía

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này

Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ " gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Đăng ngày: 23/07/2022
Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười

Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười

Nhắc tới loài lười, chúng ta nghĩ tới sự chậm chạp, lười biếng, cả ngày nằm trên cây. Nhưng thực tế, lười có nhiều bí ẩn hơn để giải thích về sự chậm chạp của chúng.

Đăng ngày: 22/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News