Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm
Vào khoảng 3h53 ngày 22/1 (giờ Hà Nội), trăng non sẽ đạt vị trí gần nhất của nó so với Trái đất, khoảng 356.568km. Đây là một sự kiện rất đặc biệt và hiếm hoi, gọi là "Supermoon" vì trăng sẽ trông rất lớn và sáng rực rỡ trong bầu trời.
Vị trí của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất khi diễn ra trăng non. (Ảnh: Timeanddate)
Do ở gần Trái đất, trăng non hôm 22/1 sẽ là trăng non lớn nhất xuất hiện trên bầu trời kể từ ngày 3/12/1030, theo dữ liệu mà website Timeanddate tổng hợp từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA. Sau đó, con người sẽ phải đợi đến ngày 20/1/2368 để trải nghiệm sự kiện tương tự.
Quỹ đạo của Mặt trăng xung quanh Trái đất không phải là hình tròn hoàn hảo. Quỹ đạo này thực chất hình elip, nghĩa là khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất không đồng đều, điểm xa nhất gọi là "apogee" và điểm gần nhất gọi là "perigee".
"Nếu perigee hoặc apogee trùng với trăng non hoặc trăng tròn - các thời điểm Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng - khoảng cách gần nhất và xa nhất của Mặt trăng cũng giảm xuống hoặc tăng lên", Timeanddate giải thích.
Vào lúc trăng non, Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất. Khi đó, con người không thể nhìn thấy Mặt trăng do phần Mặt trăng quay về phía Trái đất chìm trong bóng tối (Từ Trái đất, con người chỉ thấy được phần Mặt trăng vừa quay về phía Trái đất, vừa phản chiếu ánh sáng Mặt trời). Một lý do khác là trăng non xuất hiện trên trời vào ban ngày. Mặt trăng mọc và lặn vào thời gian gần giống Mặt trời, khiến mắt thường không thể quan sát được.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
