Siêu lỗ đen bằng 1 triệu Mặt trời là trái tim thiên hà "bùng nổ"

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa tóm được vật thể kỳ lạ gần chòm sao La Bàn: một thiên hà nhỏ bé nhưng vận hành cực mạnh mẽ và sở hữu một lỗ đen quái vật.

"Thiên hà lùn bùng nổ sao" là thuật ngữ mà các nhà khoa học dùng để chỉ ESO 495-21, vật thể mà Kính viễn vọng không gian của NASA/ESA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ/Cơ quan Vũ trụ Châu Âu) vừa ghi nhận được.

Siêu lỗ đen bằng 1 triệu Mặt trời là trái tim thiên hà bùng nổ
Thiên hà lùn mang lỗ đen "quái vật" quá lớn mà Hubble đã tìm thấy - (ảnh: NASA/ESA).

ESO 495-21 chỉ rộng  3.000 năm ánh sáng, tức khoảng 3% so với thiên hà Milky Way của chúng ta (đa số nghiên cứu ước tính Milky Way có đường kính trên 100.000 năm ánh sáng, có nghiên cứu cho thấy có thể lên đến 180.000 năm ánh sáng). Tuy nhiên, thiên hà lùn này sở hữu một lỗ đen khổng lồ, hoàn toàn không cân đối với kích thước thiên hà. Nó có khối lượng tương đương 1 triệu mặt trời, tức khoảng 23,2% lỗ đen Sagittarius A* của Milky Way.

Chưa kể, đây là một thế giới trẻ trung và sôi động. Cũng như một số thiên hà thuộc nhóm Starburst (bùng nổ sao) khác, bên trong nó là sự ra đời ồ ạt của vô số ngôi sao sơ sinh. Tốc độ hình thành sao của ESO 495-21 đang nhanh gấp 1.000 lần Milky Way.

Theo NASA, vật thể này có thể đưa ra manh mối về bức chân dung thực sự của các thiên hà và lỗ đen đầu tiên phát triển trong vũ trụ sơ khai. Lỗ đen siêu lớn này cũng làm dấy nên trở lại cuộc tranh luận muôn thuở về thiên hà – lỗ đen: liệu thiên hà hình thành trước, sau đó nghiền nát vật chất tại tâm của chúng và hình thành lỗ đen trung tâm; hay lỗ đen tồn tại trước sau đó tập hợp vật chất quanh chúng thành thiên hà?

ESO 495-21 lần này đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ cho phe tin rằng lỗ đen hình thành trước, vừa là trái tim vừa là hạt mầm của thiên hà. Thiên hà nói trên được phát hiện ở khu vực gần chòm sao La Bàn (Pyxis).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các vệ tinh tan chảy trong bầu khí quyển Trái đất như thế nào?

Các vệ tinh tan chảy trong bầu khí quyển Trái đất như thế nào?

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố trên trang web của mình một video về thí nghiệm trong đó một phần của vệ tinh không gian bị tan chảy trong đường ống gió plasma.

Đăng ngày: 21/06/2019
Tìm ra ngoại hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay

Tìm ra ngoại hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay

Ở hệ sao Teegarden xa xôi, có hai ngoại hành tinh là ứng cử viên cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 21/06/2019
Phi hành gia tàu Apollo 11 tiết lộ bức ảnh chưa từng được công bố

Phi hành gia tàu Apollo 11 tiết lộ bức ảnh chưa từng được công bố

Mặc dù Collins không được đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, nhưng anh đã thực hiện 266 giờ trên vũ trụ, trong hai chuyến bay sứ mệnh của NASA với các nhiệm vụ sau đó.

Đăng ngày: 21/06/2019
Phát hiện vụ sáp nhập thiên hà cách đây 13 tỷ năm

Phát hiện vụ sáp nhập thiên hà cách đây 13 tỷ năm

Nhờ hệ thống kính viễn vọng tại Chile, các nhà khoa học quan sát được vụ sáp nhập thiên hà cổ xưa nhất trong chòm sao Sextans.

Đăng ngày: 21/06/2019
Hé lộ

Hé lộ "vũ khí bí mật" săn hành tinh mới của NASA

NASA vừa hé lộ vũ khí bí mật mới mà họ kỳ vọng sẽ giúp con người nhìn thấy các hành tinh xa xôi được những mặt trời khác bao phủ trong vùng sáng bí ẩn.

Đăng ngày: 20/06/2019
24 vệ tinh nặng 3,7 tấn

24 vệ tinh nặng 3,7 tấn "nhồi nhét" bên trong tên lửa SpaceX

Các kỹ sư hoàn tất việc sắp xếp hàng hóa cho lần phóng thứ ba đầy thách thức của tên lửa mạnh nhất thế giới, Falcon Heavy.

Đăng ngày: 20/06/2019
NASA: Đây là thời điểm tuyệt vời để du hành vũ trụ

NASA: Đây là thời điểm tuyệt vời để du hành vũ trụ

Trước khi lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch, điều đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra thời tiết hôm đó có đẹp hay không, và tất nhiên đối với các nhà du hành không gian cũng không ngoại lệ.

Đăng ngày: 20/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News