"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp
Những con ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm siêu lây lan trong nước gây bệnh trên da.
Ếch vàng Panama - đặc trưng bởi cơ thể màu vàng với nhiều đốm đen - là biểu tượng quốc gia và động vật đặc hữu của Panama. Trong khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê chúng vào nhóm "cực kỳ nguy cấp", loài lưỡng cư này trên thực tế có thể đã "tuyệt chủng ngoài tự nhiên" từ năm 2007.
Hiện chỉ còn khoảng 1.500 cá thể Atelopus zeteki sống bên trong các khu bảo tồn. Tuy nhiên, những đại diện cuối cùng của loài đang bị đe dọa bởi một loại nấm siêu lây lan trong nước có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis (Bd) hay nấm chytrid.
Một con ếch vàng Panama (Atelopus zeteki) bên trong Vườn bách thú El Nispero. (Ảnh: AFP).
Vi sinh vật này là tác nhân gây bệnh chytridiomycosis, một bệnh truyền nhiễm đã gây ra sự biến mất của khoảng 30 loài trong quá khứ. Khi bám vào da động vật, Bd khiến vật chủ không thể trao đổi muối và nước với môi trường. Bệnh gây ra những tổn thương không thể phục hồi đối với nhiều chức năng sống và cuối cùng khiến động vật chết vì suy tim do ngạt thở.
"Đó là một căn bệnh khá đột ngột và đau đớn. Nấm chytrid ảnh hưởng rất lớn đến quần thể ếch và có thể khiến chúng chết hàng loạt. Động vật bị lây nhiễm chắc chắn không thể sống sót", nhà sinh vật học Angie Estrada tại Đại học Bách khoa Virginia của Mỹ nhấn mạnh.
Nấm chytrid được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 20 tại Bán đảo Triều Tiên và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Nó đến Panama vào đầu những năm 1990 và đã tàn phá hệ sinh thái kể từ đó. Loài siêu nấm này ảnh hưởng đến cả cóc, kỳ nhông, bộ Không chân (Caecilian) và thậm chí là các loài không phải lưỡng cư.
Bất chấp viễn cảnh u ám, các nhà khoa học cho biết vẫn có những tia hy vọng khi một số loài từng được cho là đã tuyệt chủng đã tái xuất trong vài năm qua. Chúng có thể đã phát triển một cách phòng thủ tự nhiên để chống lại siêu nấm.
"Mục đích của chúng tôi là không để những con ếch nuôi nhốt bị giam cầm mãi mãi", Nhà nghiên cứu Roberto Ibanez từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian (STRI) chia sẻ. "Chúng tôi muốn thiết lập các quần thể trong môi trường sống tự nhiên của chúng".
STRI hiện lưu giữ khoảng 2.000 mẫu vật từ 12 loài ếch, bao gồm cả ếch vàng Panama, với hy vọng một ngày nào đó chúng có thể được "tái hoang dã" và tự bảo vệ mình.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
