Số lượng chim không biết bay tăng kỷ lục ở Galapagos

Nghiên cứu mới công bố hôm 24/10 cho thấy hai loài chim không biết bay đặc hữu trên quần đảo Galapagos đạt quy mô quần thể lớn chưa từng có.

Sau hai tháng khảo sát các hòn đảo Galapagos ở Ecuador, Quỹ bảo tồn Charles Darwin ghi nhận số lượng chim cánh cụt Galapagos (Spheniscus mendiculus) và chim cốc không biết bay (Phalacrocorax harrisi) lần lượt tăng mạnh từ 1.451 và 1.914 con vào năm 2019 lên 1.940 và 2.220 con vào năm 2020.

Số lượng chim không biết bay tăng kỷ lục ở Galapagos
Chim cánh cụt Galapagos. (Ảnh:Yacht La Pinta).

"Đây là số lượng chim cốc cao nhất theo dữ liệu lịch sử từ năm 1977. Quần thể chim cánh cụt cũng đạt quy mô kỷ lục kể từ khi được theo dõi vào năm 2006", Vườn Quốc gia Galapagos nhấn mạnh.

Spheniscus mendiculus là loài chim cánh cụt duy nhất sống trên đường xích đạo của Trái Đất và là một trong những thành viên nhỏ nhất trong họ Spheniscidae với chiều cao trung bình chỉ 35 cm khi trưởng thành. Trong khi đó, Phalacrocorax harrisi là loài chim duy nhất trong họ Cốc không biết bay. Tuy nhiên, chúng đã phát triển kỹ năng bơi lặn thuần thục để săn mồi dưới nước.

Số lượng chim không biết bay tăng kỷ lục ở Galapagos
Chim cốc Galapagos. (Ảnh: Nature Picture Library).

Bộ trưởng Bộ Môi trường Ecuador Paulo Proaño cho biết, kết quả điều tra mới đã phản ánh "trạng thái tốt" về sức khỏe của các loài chim trên quần đảo Galapagos.

Sự gia tăng số lượng chim không biết bay trên quần đảo được cho là có liên quan đến La Nina - hiện tượng khí hậu trái ngược với El Nino - mang đến nguồn thức ăn dồi dào hơn. Một yếu tố khác là tác động từ đại dịch. Hoạt động du lịch vắng bóng bởi Covid-19 đã hạn chế xáo trộn khu vực làm tổ của chim cốc và chim cánh cụt, giúp chúng mở rộng quần thể.

Galapagos là một tập hợp các đảo núi lửa nằm về hai phía xích đạo trên Thái Bình Dương, cách bờ biển phía tây của Ecuador khoảng 906 km. Với số lượng lớn các loài động vật đặc hữu, chủ yếu sinh sống trong vườn quốc gia và khu dự trữ biển Galapagos, quần đảo đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1978.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc vịt mẹ dùng mạng sống để cứu các con khỏi rắn hung ác

Khoảnh khắc vịt mẹ dùng mạng sống để cứu các con khỏi rắn hung ác

Một đoạn video đăng tải trên Twitter ghi lại cảnh vịt mẹ đã cố sức đẩy các con ra khỏi cái hốc nơi chúng từng quây quần và dùng tính mạng để cứu đám vịt nhỏ khỏi con rắn hung ác.

Đăng ngày: 26/10/2020
Hơn 7.000 con hải cẩu chết bí ẩn trên bờ biển Namibia

Hơn 7.000 con hải cẩu chết bí ẩn trên bờ biển Namibia

Tổ chức Bảo tồn Đại dương Namibia cho biết số hải cẩu chết trên bờ biển nước này đã lên tới hơn 7.000 con, trong đó có nhiều con non và con mẹ.

Đăng ngày: 25/10/2020
Cá mú trầm cảm sau khi ăn thịt hết bạn cùng bể

Cá mú trầm cảm sau khi ăn thịt hết bạn cùng bể

Con cá mú dài một mét sống đơn độc có biểu hiện trầm cảm từ khi thủy cung đóng cửa, khiến các nhân viên phải tìm mọi cách giúp nó vui vẻ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Các nhà làm phim giữ an toàn khi ghi hình động vật hoang dã như thế nào (Phần 1)?

Các nhà làm phim giữ an toàn khi ghi hình động vật hoang dã như thế nào (Phần 1)?

Làm thế nào để các nhà làm phim quay được cảnh sư tử tấn công để săn mồi, sự tụ họp của những con đười ươi trên cây hay màn săn mồi của một con rắn độc… mà không bị tấn công hoặc làm chúng sợ hãi?

Đăng ngày: 23/10/2020
Chó con kỳ lạ sinh ra với bộ lông màu xanh lá

Chó con kỳ lạ sinh ra với bộ lông màu xanh lá

Ông Cristian Mallocci - một người nông dân ở Ý, đã không thể tin vào mắt mình khi Spelacchia, một trong 8 con chó của ông, sinh ra một chú chó con có bộ lông màu xanh.

Đăng ngày: 23/10/2020
Một nông dân Hậu Giang bắt được cá trê 'khủng' dài hơn 1 mét

Một nông dân Hậu Giang bắt được cá trê 'khủng' dài hơn 1 mét

Một nông dân ở Hậu Giang vừa bắt được một con cá trê nặng trên 8kg và dài hơn 1m.

Đăng ngày: 22/10/2020
Phát hiện tới 5.000 bào thai hải cẩu ở bờ biển Namibia

Phát hiện tới 5.000 bào thai hải cẩu ở bờ biển Namibia

Một số lượng lớn bào thai hải cẩu đã được tìm thấy dọc theo bờ biển Namibia. Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do vì lo ngại chu kỳ sinh sản của loài sẽ bị gián đoạn.

Đăng ngày: 21/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News