Sóng di động 5G có thể khiến loài chim và nhiều sinh vật sống mất phương hướng
Công nghệ, xét về một khía cạnh nghĩa đen nào đó, đang phá hủy tự nhiên. Một báo cáo mới đã tiếp tục khẳng định điều đó, khi cho biết bức xạ điện từ các đường dây điện và cột thu phát sóng di động có thể khiến chim và côn trùng mất phương hướng, phá hủy sức khỏe thực vật. Nghiên cứu thậm chí còn cảnh báo các quốc gia khi chuyển sang 5G, mối đe dọa này có thể tăng lên.
Theo trang Newsweek, EKLIPSE là một cơ quan đánh giá do EU tài trợ chuyên nghiên cứu về các chính sách có thể tác động đến sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Trong phân tích mới của mình, EKLIPSE đã xem xét hơn 97 nghiên cứu về bức xạ điện từ có thể ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Báo cáo kết luận bức xạ này thực sự có thể gây ra nguy cơ tiềm tàng cho khả năng định hướng của chim và côn trùng và sức khỏe thực vật.
Sóng vô tuyến có thể làm gián đoạn chiếc "la bàn" điện từ mà nhiều loài chim và côn trùng di cư đang sử dụng.
Đây không phải là một phát hiện mới, vì các nghiên cứu từ nhiều năm qua cũng đã có kết luận tương tự. Trong thực tế, một nghiên cứu từ năm 2010 thậm chí còn cho rằng bức xạ điện từ có thể góp phần gây suy giảm một số quần thể động vật và côn trùng nhất định. Sóng vô tuyến có thể làm gián đoạn chiếc "la bàn" điện từ mà nhiều loài chim và côn trùng di cư đang sử dụng, khiến các sinh vật có thể bị mất phương hướng. Bức xạ điện từ cũng làm gián đoạn sự định hướng của côn trùng, nhện và động vật có vú, và thậm chí có thể phá vỡ sự trao đổi chất ở thực vật.
Theo kết quả của phát hiện gần đây nhất, tổ chức từ thiện Buglife của Anh nhấn mạnh rằng các kế hoạch lắp đặt trạm tín hiệu 5G có thể "tác động nghiêm trọng" lên môi trường. Vì lý do này, Buglife gợi ý các trạm truyền tín hiệu không được đặt trên đèn đường LED, vì nó sẽ thu hút côn trùng và tăng tính tiếp xúc của côn trùng với công nghệ.
5G là công nghệ không dây thế hệ thứ năm có thể truyền dữ liệu ở tốc độ cao. Nó được các trạm thu phát tín hiệu di động sử dụng để thực hiện cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và lưới Internet.
Ngoài ra, tổ chức từ thiện Buglife còn kêu gọi nghiên cứu thêm về mối đe dọa này. "Chúng ta áp dụng giới hạn cho tất cả các loại ô nhiễm để bảo vệ môi trường sống của chúng ta, nhưng ngay cả ở châu Âu, giới hạn an toàn của bức xạ điện từ vẫn chưa được xác định", Matt Shardlow, Giám đốc điều hành của Buglife, nói. Tại Mỹ, AT&T dự định là hãng đầu tiên ra mắt mạng 5G, và công ty sẽ ra mắt mạng lưới tại 12 thành phố vào cuối năm nay.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
