Sông lớn ở Morocco lần đầu ngừng chảy ra biển

Biến đổi khí hậu đang làm suy yếu dòng chảy của một trong những con sông dài nhất Bắc Phi, ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân.


Hạn hán khiến sông Moulouya ngừng chảy ra biển và nhiễm mặn. (Video: AFP).

Với chiều dài hơn 500 km, sông Moulouya là nguồn cung cấp nước quan trọng của nông dân Morocco. Nó bắt nguồn từ ngọn núi Ayashi ở miền trung và đổ ra Địa Trung Hải ở phía đông bắc đất nước. Tuy nhiên, tuyến đường thủy hiện bị chặn đứng bởi một cồn cát.

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử sông Moulouya ngừng chảy ra biển. Dòng chảy của nó đã suy yếu sau nhiều năm hạn hán và khai thác nước quá mức", nhà môi trường người Morocco Mohamed Benata nhấn mạnh.

Khi nước ngọt của sông rút đi, nước biển mặn từ Địa Trung Hải len lỏi vào các mạch nước ngầm xung quanh lòng sông và tàn phá đất nông nghiệp nằm sâu hơn 15km trong đất liền.

Bên ngoài ngôi làng Karbacha, nông dân Ahmed Hedaoui trồng một số cánh đồng dưa, nhưng trong vụ mùa thu năm nay, cây cho trái nhợt nhạt và biến dạng.

"Ngay cả lợn rừng cũng không muốn ăn chúng", người đàn ông 46 tuổi chia sẻ. "Tôi đã đầu tư gần 300.000 dirham (khoảng 34.000 USD) để cải tạo đất và lắp hai máy bơm để tưới dưa, nhưng không thu được gì. Mọi thứ đều chết vì hầu như không có mưa và dòng sông bị nhiễm mặn".


Nông dân Morocco bước đi trên cánh đồng dưa khô héo. (Ảnh: AFP)

Nước biển có thể chứa 35 gram muối mỗi lít. Chỉ số này ở nước ngọt thường không vượt quá 0,5 gram. Tuy nhiên, nhiều đoạn nhiễm mặn của sông Moulouya hiện chứa tới 7 gram muối mỗi lít.

Bộ Nông nghiệp dự báo hạn hán sẽ còn tồi tệ hơn trên khắp Morocco trong những thập kỷ tới, với lượng mưa giảm 11% và nhiệt độ trung bình tăng 1,3°C vào năm 2050. Điều đó có thể khiến trữ lượng nước phục vụ tưới tiêu giảm đi 1/4, theo một nghiên cứu.

Đối với nhiều nông dân của lưu vực Moulouya, cuộc khủng hoảng đã ở ngay trước mắt. Abderrahim Zekhnini, 61 tuổi, phải từ bỏ trang trại rộng 200 ha của gia đình. "Điều khiến tôi đau lòng nhất là chứng kiến con cái đi làm ăn xa ở những trang trại khác, thay vì trên chính mảnh đất của mình", Zekhnini chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News