SpaceX đưa phi hành đoàn "quốc tế nhất" lịch sử lên trạm ISS

Tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon với 4 phi hành gia của nhiệm vụ Crew-7 cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy lúc 14h27 ngày 26/8 (giờ Hà Nội).


Phi hành đoàn Crew-7 khởi hành đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Video: SpaceX).

Tầng thứ nhất của Falcon 9 tách khỏi tầng trên khoảng 2 phút 40 giây sau khi phóng. Tiếp đó, tầng này kích hoạt động cơ để quay trở lại Trái Đất. Khoảng 7,5 phút sau khi phóng, tầng thứ nhất hạ cánh xuống Bãi đáp số 1 tại Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral, gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

Đây là lần phóng và hạ cánh đầu tiên của tên lửa Falcon 9 này. Trong khi đó, tàu Crew Dragon có nhiều kinh nghiệm hơn khi từng đưa phi hành đoàn trong nhiệm vụ Crew-3 và Crew-5 của SpaceX tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Trong quá trình đếm ngược, SpaceX phát hiện thứ có thể là sự rò rỉ nitơ tetroxide, một loại nhiên liệu đẩy dùng cho Crew Dragon, nhưng nhận thấy nó vẫn nằm trong giới hạn, theo Benji Reed, giám đốc cấp cao về chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn của SpaceX. Các kỹ sư SpaceX đã khắc phục sự cố chỉ khoảng 2 phút trước khi cất cánh.

Đây là phi hành đoàn "quốc tế nhất" từ trước đến nay mà SpaceX đưa lên vũ trụ. 4 phi hành gia đại diện cho 4 cơ quan vũ trụ khác nhau. Chỉ huy nhiệm vụ Crew-7 là nữ phi hành gia Jasmin Moghbeli của NASA. Đây là chuyến bay vũ trụ đầu tiên của cô. Moghbeli cũng là người Mỹ gốc Iran thứ hai bay vào vũ trụ, sau Anousheh Ansari.

3 thành viên còn lại của nhiệm vụ Crew-7 gồm phi hành gia Đan Mạch Andreas Mogensen của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), phi hành gia Satoshi Furukawa của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Konstantin Borisov của Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos. Với Borisov, đây là nhiệm vụ bay lên không gian đầu tiên.

SpaceX

Crew-7 là nhiệm vụ có phi hành đoàn thứ 8 mà SpaceX thực hiện cho NASA (7 nhiệm vụ chính thức và một thử nghiệm), đồng thời là nhiệm vụ có phi hành đoàn thứ 11 của công ty nói chung. Trước đó, SpaceX thực hiện 3 nhiệm vụ tư nhân có phi hành đoàn, hai trong số đó đã tới trạm ISS.

Khoảng 5 ngày sau khi Crew-7 đến nơi, phi hành đoàn Crew-6 - làm việc trên trạm ISS từ tháng 3 - sẽ rời đi để trở về Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật vũ trụ “trong truyền thuyết” lần đầu tiên xuất hiện

Quái vật vũ trụ “trong truyền thuyết” lần đầu tiên xuất hiện

Một vật thể gây hoang mang cho các nhà thiên văn học suốt 100 năm đã lộ bản chất thật: Nó là dạng tiền thân của một " quái vật vũ trụ" cực hiếm.

Đăng ngày: 27/08/2023

"Bóng ma" không thể giải thích tấn công hành tinh gần Trái đất

Một vùng bóng tối lớn khiến các nhà khoa học hoang mang đang lớn dần, sinh sôi thêm trên một hành tinh ngay trong Hệ Mặt trời, lại kèm với một điểm sáng khó hiểu tương tự gần đó.

Đăng ngày: 26/08/2023
Giới hạn tốc độ mới cho những vụ va chạm khắc nghiệt nhất trong vũ trụ

Giới hạn tốc độ mới cho những vụ va chạm khắc nghiệt nhất trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu đã xác định được giới hạn tốc độ mới cho những vụ va chạm khắc nghiệt nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 26/08/2023
Ngay sau Nga và Ấn Độ, Nhật Bản sắp phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

Ngay sau Nga và Ấn Độ, Nhật Bản sắp phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

Nhật Bản là quốc gia tiếp theo nhắm tới Mặt trăng, vài ngày sau khi tàu vũ trụ Nga đâm vào bề mặt của hành tinh này và tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh xuống cực Nam.

Đăng ngày: 26/08/2023
Siêu trăng lớn nhất năm sắp chiều sáng bầu trời thế giới

Siêu trăng lớn nhất năm sắp chiều sáng bầu trời thế giới

Trăng tròn hôm 30/8 sẽ ở điểm gần Trái Đất nhất, tạo thành siêu trăng sáng nhất năm 2023.

Đăng ngày: 26/08/2023
Robot tự hành của Ấn Độ lăn bánh trên Mặt trăng

Robot tự hành của Ấn Độ lăn bánh trên Mặt trăng

Sau khi trạm đổ bộ Vikram đáp thành công xuống Mặt Trăng, robot Pragyan bắt đầu quá trình rời khỏi trạm lúc 23h13 ngày 23/8 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 25/08/2023
Tàu Trung Quốc xác định “thế giới ngầm” khó tin trong Mặt trăng

Tàu Trung Quốc xác định “thế giới ngầm” khó tin trong Mặt trăng

Những cấu trúc khó tin bên dưới mặt tối của Mặt Trăng vừa được Yutu-2 - một robot dạng xe tự hành đi kèm với tàu Hằng Nga 4 - vén màn bí ẩn.

Đăng ngày: 25/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News