Tại sao căng thẳng lại gây rụng tóc?

Ai cũng biết rằng tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc, nhưng chính xác căng thẳng gây ảnh hưởng thế nào với tóc thì hầu như đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Cho đến mới đây, một báo cáo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở đại học Harvard đã làm cung cấp thêm manh mối cho vấn đề này.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng có một loại hormone căng thẳng trên cơ thể khiến các tế bào gốc trong nang tóc ở trạng thái nghỉ ngơi kéo dài. Nói cho dễ hiểu là tóc mới sẽ không thể hình thành và phát triển trong giai đoạn này, và thường chúng sẽ kéo dài lâu hơn bình thường.

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Vòng đời của tóc trải qua 3 giai đoạn: tăng trưởng (anagen), ngừng phát triển (catagen) và nghỉ ngơi (telogen). Anagen là giai đoạn phát triển mạnh nhất của tóc, khi đó các tế bào trong nang tóc sẽ liên tục được kích thích sản xuất. Còn ở trạng thái Catagen chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nhằm báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ tăng trưởng. Lúc này, tóc vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng chậm hơn giải đoạn đầu. Cuối cùng là Telogen, tóc sẽ rụng đi và tóc mới sẽ mọc lên thay thế và bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn.

“Trong giai đoạn nghỉ ngơi, các tế bào gốc sẽ ngừng hoạt động vì thế tóc dễ rụng hơn. Đến khi vào giai đoạn tăng trưởng, các tế báo này mới hoạt động trở lên để tái tạo tóc mới. Và khi chu kỳ này mất cân bằng bởi một yếu tốc tác động nào đó, các tế bào gốc sẽ dành nhiều thời gian ở trạng thái nghỉ ngơi, thế là tóc xuất hiện tình trạng rụng”. Mà căng thẳng chính là nguyên nhân lớn nhất đẩy số lượng lớn các nang tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, tóc không mọc mới và cũng sẽ rụng đi sau một thời gian. Đến khi bạn đột ngột phát hiện thì tóc đã rụng đi khá nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt chú tâm vào tuyến thượng thận, nơi sản xuất loại hormone căng thẳng Cortisol ở loài chuột (Cortisol ở chuột được xem là tương đương với loại hormone căng thẳng cortisol ở người). Cụ thể, họ đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tuyến thượng thận này ra khỏi những con chuột và nhận thấy rằng những con này có giai đoạn nghỉ ngơi ngắn hơn và thời gian ở kỳ tăng trưởng cao hơn so với những con bình thường. Và khi họ tiêm lại hormone Cortisol vào chuột, chu kỳ phát triển lông của chúng lại trở lại chậm như xưa.

Mặt khác, trong 9 tuần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng tiêm thêm hormone Cortisol cho những con chuột bình thường và phát hiện rằng nồng độ Cortisol cao làm giảm sự phát triển của lông, giai đoạn nghỉ ngơi cũng kéo dài hơn so với bình thường.


Hormone căng thẳng hoạt động dưới một nhóm tế bào biểu bì được gọi là tế bào nhú bì.

“Chúng tôi thật sự bất ngờ khi tiến hành loại bỏ hormone gây căng thẳng thì giai đoạn nghỉ ngơi của nang tóc cực kỳ ngắn và những con chuột này liên tục bước vào thời kỳ tăng trưởng để tạo ra lông mới dù cho tuổi tác đã già”. Các nhà nghiên cứu cũng đã cạo sạch lông một đàn chuột và chia ra phân nửa để thực hiện phẫu thuật bỏ hormone căng thẳng. Kết quả là. chỉ sau 19 ngày, bộ lông của những con chuột bị phẫu thuật đã mọc lại hoàn toàn, trong khi đó những con bình thường khác vẫn bị trụi lông.

“Chúng tôi phát hiện rằng hormone căng thẳng hoạt động dưới một nhóm tế bào biểu bì bên dưới nang tóc được gọi là tế bào nhú bì (dermal papilla). Đây là tế bào rất quan trọng để kích hoạt các tế bào gốc trong nang tóc, và hormone căng thẳng đã ngăn nhú bì tiết ra Gas6, một loại phân tử có khả năng kích hoạt các tế bào gốc trong nang tóc".

Mặc dù vẫn cần phải nghiên cứu thêm nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai, phân tử Gas6 có thể được khai thác vì tiềm năng của nó trong việc kích thích các tế bào gốc hoạt động để thúc đẩy tóc phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News