Tại sao chúng ta lại... muốn đi tiểu khi đứng gần phòng vệ sinh?

Một trong những lý do đằng sau việc chúng ta đột ngột muốn đi tiểu khi bước vào hoặc thậm chí đến gần nhà vệ sinh có liên quan đến cách thức não bộ được liên kết có điều kiện với ý nghĩ đi vệ sinh.

Trước khi cùng bàn luận về lý do tại sao chúng ta lại gia tăng ham muốn đi tiểu khi đứng gần phòng vệ sinh dù chỉ trong chốc lát, hãy cùng nghe về một thí nghiệm có liên quan và cực kỳ nổi tiếng được tiến hành vào những năm 1890 bởi nhà sinh lý học người Nga tên là Ivan Pavlov.

Tại sao chúng ta lại... muốn đi tiểu khi đứng gần phòng vệ sinh?

Nghiên cứu "kinh điển" này đề cập đến cách loài chó phản ứng tiết nước bọt ngay khi có thức ăn trước mặt hay dù chỉ là "ý tưởng" về sự hiện diện của thức ăn đó.

Điều kiện của Pavlov

Ivan Pavlov muốn kiểm tra xem liệu ông ấy có thể tác động một chú chó để biết trước được phản ứng của nó đối với một nguồn kích thích nhất định hay không.

Thí nghiệm được mô tả sơ lược như sau: Đầu tiên, Pavlov sẽ rung chuông trước mặt chú chó và xác nhận nó không có phản ứng đặc biệt nào. Tiếp đó, Pavlov bắt đầu quy trình thử nghiệm của mình, ông rung chuông trước khi đưa thức ăn cho nó. Khi nhìn thấy thức ăn, chú chó sẽ bắt đầu tiết nước bọt vì thèm.

Tại sao chúng ta lại... muốn đi tiểu khi đứng gần phòng vệ sinh?
Thí nghiệm với chó của Ivan Pavlov.

Nhà khoa học đã lặp đi lặp lại hành động này nhiều lần, cứ mỗi khi mang thức ăn đến cho chú chó, ông lại rung chuông. Sau nhiều lần như thế, ông nhận thấy rằng cứ mỗi khi rung chuông, chú chó sẽ bắt đầu nhỏ dãi, ngay cả khi không có thức ăn ở trước mặt nó. Chú chó đã học được mối liên kết giữa tiếng chuông và thức ăn, vì vậy nó sẽ tiết nước bọt ngay khi nghe tiếng chuông.

Hiện tượng học tập được thông qua liên tưởng này được gọi là điều kiện Pavlovian hay Điều kiện hóa cổ điển. 

Mối liên hệ giữa phòng tắm và ham muốn đi tiểu

Mặc dù các nhà khoa học không chắc chắn chính xác lý do tại sao chúng ta cảm thấy muốn đi tiểu ngay khi bước vào phòng vệ sinh, nhưng họ vẫn tin rằng nó có liên quan đến điều kiện Pavlovian.

Hãy thử nghĩ xem… Bạn đã đi vệ sinh trong phòng tắm bao nhiêu lần rồi? Rất nhiều không thể đếm xuể đúng không?

Suốt nhiều năm qua, bạn đã liên kết phòng tắm của mình với việc đáp lại "tiếng gọi của tự nhiên", để cho mọi thứ theo đúng chiều của nó và khiến bản thân nhẹ nhõm nhất có thể. Đó là lý do tại sao khi đến gần cửa phòng vệ sinh hoặc thậm chí đặt chân vào căn hộ của mình cũng khiến cho cảm giác muốn đi tiểu của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này là do bộ não, vốn đã kiểm soát sự thôi thúc này quá lâu, bỗng chốc nhận ra nó lại đang ở gần nơi có thể giải tỏa "áp lực" cho mình.

Ảnh hưởng của sự thôi thúc là khác biệt ở mỗi cá nhân. Một số người sẽ cảm thấy nó ngay khi bước vào phòng vệ sinh, một số lại là khi bước vào căn hộ của họ, trong khi số khác lại đột ngột ham muốn khi nhìn thấy bồn tiểu hoặc thậm chí là dấu hiệu của nhà vệ sinh.

Tại sao chúng ta lại... muốn đi tiểu khi đứng gần phòng vệ sinh?
Ảnh hưởng của sự thôi thúc khiến bạn muốn đi vệ sinh mỗi khi đứng gần wc.

Ngoài ra còn có một số tác nhân kích thích khác như thức dậy vào buổi sáng, bị lạnh và thấy nước chảy.

Bàng quang hoạt động quá mức

Một số người trải qua cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, mạnh mẽ này nhiều hơn những người khác, có thể là do bàng quang của họ hoạt động quá mức.

Đây là quy trình mọi thứ hoạt động trong tình trạng bình thường: khi bàng quang của bạn chứa đầy nước tiểu do thận đưa vào, bàng quang sẽ tự giãn ra và nhường chỗ cho nước tiểu. Thông thường, chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu lần đầu tiên khi lượng nước tiểu trong bàng quang ít hơn 240 mm. Phần lớn mọi người có thể chứa hơn 480 ml nước tiểu.

Bàng quang hoạt động quá mức có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng bàng quang ép nước tiểu ra không đúng lúc. Tất nhiên, chẳng ai muốn rơi vào tình cảnh trái ngang như thế.

Vì vậy, nếu bạn nhận ra rằng bản thân không bao giờ có thể cưỡng lại cảm giác muốn đi tiểu dù chỉ trong vài giây, kèm theo đó là đi tiểu rất thường xuyên, thì tốt hơn hết là nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và kiểm tra y tế.

Tuy nhiên, nếu đó là cảm giác xảy ra khi bạn nhìn thấy phòng vệ sinh hoặc dấu hiệu của nó, thì đừng lo lắng. Đó là phản ứng hoàn toàn bình thường của quá trình Điều kiện hóa cổ điển và tất cả chúng ta đều trải qua nó trong cuộc sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao đi bộ trong rừng thông lại khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái?

Tại sao đi bộ trong rừng thông lại khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái?

Mùi của cây thông đem lại cảm giác tươi mới do sở hữu một số hóa chất dễ bay hơi, được gọi là tecpen, chúng đem lại những lợi ích sức khỏe quan trọng.

Đăng ngày: 24/02/2021
Tại sao sa mạc trở nên lạnh lẽo vào ban đêm?

Tại sao sa mạc trở nên lạnh lẽo vào ban đêm?

Không nhiều người biết rằng nhiệt độ ở sa mạc Sahara có thể giảm trung bình tới tận 24 độ C trong một đêm.

Đăng ngày: 23/02/2021
Tại sao chúng ta ngáy to khi ngủ?

Tại sao chúng ta ngáy to khi ngủ?

Âm thanh phát ra khi bạn thở - dù đang thức hay đang ngủ - đều do rung động của không khí di chuyển qua khí quản.

Đăng ngày: 23/02/2021
Khoa học vừa làm một nghiên cứu với đối tượng

Khoa học vừa làm một nghiên cứu với đối tượng "quái đản" nhất đại dương, và đây là lý do tại sao

Tại sao lại nghiên cứu về thứ này? Mọi chuyện đều có lý do.

Đăng ngày: 22/02/2021
Vì sao giá lạnh quá mức có thể khiến người rụng ngón tay, bò rơi tai?

Vì sao giá lạnh quá mức có thể khiến người rụng ngón tay, bò rơi tai?

Các nhà khoa học cảnh báo việc cơ thể tiếp xúc với thời tiết lạnh giá dù trong thời gian ngắn có thể dẫn tới tê cóng và hạ thân nhiệt đi kèm nguy cơ tử vong.

Đăng ngày: 22/02/2021
Vì sao đôi khi chúng ta có hiện tượng

Vì sao đôi khi chúng ta có hiện tượng "đom đóm mắt"?

Điều đầu tiên cần nói là khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn nhìn thấy nhiều màu sắc là điều hết sức bình thường và mắt không hề có vấn đề gì cả.

Đăng ngày: 20/02/2021
Vì sao các chị lại thích

Vì sao các chị lại thích "phi công trẻ"?

Các chàng trai trẻ luôn dám bày tỏ tình yêu và sự chiếm hữu của mình một cách thẳng thắn. Dù trông họ có thể như trẻ con nhưng sự bá đạo của họ vẫn đủ khiến chị em mặt đỏ tim đập.

Đăng ngày: 19/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News