Tại sao đàn ông Nga thích đeo khuyên tai?
Đối với đàn ông Nga, khuyên tai không chỉ đơn giản là món đồ trang sức.
Có một thực tế rằng, từ thời cổ đại, các chiến binh nước Nga đã bắt đầu xỏ khuyên tai. Theo Russia Beyond, những chiếc khuyên tai được các chiến binh coi như một lá bùa hộ mệnh chống lại các thế lực tà ác, đồng thời cũng ngầm tiết lộ địa vị của người đeo.
Trang sức càng đắt tiền, nhiều hoa văn, đá quý, càng chứng minh mức độ cao quý của chủ nhân. Tất nhiên, không chỉ giới quý tộc ở Nga mới đeo khuyên tai. Với những người dân thường, họ sẽ đeo khuyên tai làm từ đồng với thiết kế đơn giản.
Chiếc khuyên tai trong bức tranh "Ivan Tsarevich trên một con sói xám" của Vasnetsov. (Ảnh: State Tretyakov Gallery)
Trong giai đoạn thế kỷ 17-18, khuyên tai nam giới quý tộc Nga không còn quá phổ biến và chủ yếu được đeo bởi người Cossack, cũng như các thủy thủ, binh lính và thợ thủ công châu Âu. Tới đầu thế kỷ 19, khuyên tai nam giới bắt đầu thịnh hành trở lại và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong giới quân nhân thuộc các trung đoàn kỵ binh.
Vào đầu thế kỷ 20, đàn ông đeo khuyên tai được coi như "bản sắc riêng" của người Cossack. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xô Viết, đồ trang sức nói chung và khuyên tai nói riêng bị đánh giá là không phù hợp với hình ảnh của công dân. Không chỉ khuyên tai, các quan chức và công nhân Liên Xô thậm chí còn không đeo nhẫn khi chúng bị coi là món đồ "tư sản".
Chân dung một người đàn ông Nga đeo khuyên tai khoảng năm 1610-1620. (Ảnh: State Tretyakov Gallery)
Trong một thời gian dài sau đó, đàn ông đeo khuyên tai vẫn là điều "không thể tưởng tượng được" ở Liên Xô. Chỉ đến những năm 1980, món đồ này mới quay trở lại, khi được các nghệ sĩ nhạc rock và "những kẻ tồi tệ" ở Nga "lăng-xê".
Tuy nhiên, chúng gần như chỉ được đeo trên tai trái. Kể từ những năm 2010, với sự toàn cầu hóa của thời trang thế giới, sự khác biệt này gần như không còn nữa. Ngày nay, đàn ông ở Nga, cũng như phần còn lại của thế giới, không chỉ đeo khuyên ở tai mà còn "xỏ" ở nhiều khu vực khác trên tai. Và có lẽ các chiến binh Nga cổ đại cũng như người Cossack chắc chắn sẽ tán thành điều này.

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Tại sao bình ga lại phát nổ?
Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?
Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?
Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.
