Tại sao nắng nóng không mang lại điện mặt trời kỷ lục?

Thời tiết nóng tại Anh giúp tạo ra nhiều điện mặt trời nhưng chưa đủ lập kỷ lục vì nhiệt không phải yếu tố chính giúp sản xuất hiệu quả.

Hiệp hội thương mại Solar Energy UK cho biết, trong vài ngày qua, khoảng 10% điện năng của Anh đến từ mặt trời, BBC hôm 19/7 đưa tin.


Các tấm pin mặt trời trên một mái nhà ở Lake District, Anh. (Ảnh: Alamy)

Terence Eden, người dân sống tại phía nam London, trang bị pin mặt trời và pin lưu trữ cho ngôi nhà của mình. Eden cho biết, hệ thống đang tạo ra nhiều năng lượng hơn mức mình sử dụng nên đã bán phần còn dư cho lưới điện. "Vào một ngày như hôm qua, chúng tôi sản xuất được 20 kWh điện, sử dụng 8, tích trữ 2 và bán lại 10 cho lưới điện", ông nói với BBC hôm 19/7.

Eden ước tính chừng đó mang lại cho mình khoảng 1,7 bảng Anh. Ông cho biết, các tấm pin mặt trời của mình hoạt động tốt nhất vào khoảng hạ chí, khi có lượng ánh sáng ban ngày tối đa, nhưng chúng vẫn hữu ích kể cả trong mùa đông. Chúng chỉ không hoạt động khi bị tuyết phủ kín, theo Eden.

Tuần này, Anh ghi nhận mức nhiệt ban ngày và ban đêm cao nhất từ trước đến nay, đồng thời phát cảnh báo nhiệt đối với phần lớn đất nước. Nhưng trong sản xuất điện mặt trời, lượng ánh sáng mặt trời (irradiance) quan trọng hơn lượng nhiệt (heat).

"Thực chất nhiệt làm giảm nhẹ hiệu quả của pin mặt trời. Vì thế, khó có thể trông chờ các kỷ lục mới được thiết lập", Chris Hewett, giám đốc điều hành của Solar Energy UK, nói.

"Do sự cân bằng giữa lượng ánh sáng và nhiệt độ mà kỷ lục về sản lượng điện cao nhất trong nửa giờ luôn là vào tháng 4 hoặc tháng 5, khi trời nắng nhưng thời tiết tương đối mát mẻ. Lượng điện sản xuất được từ mặt trời rất cao trong tuần qua. Nhưng tôi nghĩ khó có khả năng một kỷ lục mới về sản lượng điện sẽ được thiết lập", Jamie Taylor, nhà khoa học dữ liệu cấp cao tại Đại học Sheffield, nhận định.

Kỷ lục về tổng sản lượng điện mặt trời hàng ngày ở Anh là 80,6 GWh, thiết lập ngày 29/5/2020, theo Taylor. Giới chuyên gia ước tính, các hệ thống năng lượng mặt trời sản xuất khoảng 64 GWh điện hôm 18/7 vừa qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News