Tại sao phải đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước?

Sau khi đi vệ sinh, nếu xả nước mà không đậy nắp toilet sẽ khiến một đám mây vi khuẩn bay lên và bám vào những bề mặt xung quanh.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, xả nước khi bồn cầu khi còn mở nắp không chỉ gây bất tiện, mất vệ sinh, mà còn khiến các vi khuẩn từ nhà vệ sinh có cơ hội phát tán ra khắp phòng tắm, thậm chí cả khu vực lân cận như bếp, phòng ngủ.

Các loại chất bẩn và vi khuẩn có thể bị phun cao lên tới 2m khi xả nước. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng có thể làm bẩn cả phòng tắm, phòng vệ sinh, nhất là những vật dụng hàng ngày bạn hay sử dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt,...


Hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước để giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, tránh tối đa mầm bệnh gây hại (Ảnh: 7 News Australia).

Các nhà nghiên cứu gọi tình trạng này là “hiệu ứng bình xịt nước”. "Bình xịt nước hoạt động được là do cơ chế tạo ra áp lực nước, biến nước thành các tia nhỏ. Điều này, tương tự với cách mà vi khuẩn lây lan trong nhà tắm khi bạn xả nước mà không đậy nắp bồn cầu", nhà khoa học Jason Tetro chia sẻ.

Một người bình thường xả nhà vệ sinh 5 - 6 lần mỗi ngày, tổng cộng họ xả nước bồn cầu gần 2000 lần/năm. Bạn hãy thử tưởng tượng, với ngần từng đó lần xả nước, bao nhiêu vi khuẩn sẽ phát tán trong không gian nếu tất cả các lần xả nắp bồn cầu đều mở.

Các chuyên gia cho biết, bàn chải đánh răng của bạn cũng không thoát khỏi đám vi khuẩn này. Bạn vẫn có thể nhiễm E.coli, Streptococcus và Salmonella... từ phân rồi rơi vào tình trạng ngộ độc.

"Sử dụng một cái nắp bảo vệ bàn chải đánh răng không bảo vệ bàn chải khỏi sự phát triển của vi khuẩn, nó lại tạo ra một môi trường phù hợp để vi khuẩn phát triển.

Nó tạo ra nguy cơ lây lan vi khuẩn lớn hơn, đặc biệt nếu các bàn chải được cất ở cùng một chỗ trong nhà tắm", Lauren Aber, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học Quinnipiac ở tiểu bang Connecticut, Mỹ chia sẻ với Yahoo Health.

Để giải quyết tình trạng này, các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên ngâm bàn chải đánh răng trong nước súc miệng 20 phút, che chắn chúng bằng cách cất bàn chải vào trong tủ thuốc, đóng nắp toilet trước khi xả và để cho chúng khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Ngoài ra, bạn hãy sử dụng chất tẩy rửa nhà vệ sinh và thực hiện thêm các biện pháp khác nhằm giảm thiểu mầm bệnh trong phòng tắm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News