Tái tạo vật chất đầu tiên của vũ trụ sau vụ nổ lớn
Sử dụng máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen đã tạo ra chất lỏng hoàn hảo trong vũ trụ sơ khai.
Vũ trụ của chúng ta rất đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học tin rằng trong thời kỳ sơ khai, nó còn ngoạn mục hơn rất nhiều hoặc ít nhất là khác xa so với ngày nay.
Máy gia tốc hạt lớn ở Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Dean Mouhtaropoulos).
Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Physics Letters B, các chuyên gia từ Đại học Copenhagen của Đan Mạch đã sử dụng Máy gia tốc hạt lớn (LHC) để khiến các hạt chì va đập với nhau với tốc độ bằng 99,9999991% tốc độ ánh sáng, cuối cùng tạo ra một thứ giống với vật chất đầu tiên tồn tại sau Vụ nổ Lớn (Big Bang) cách đây 13,8 tỷ năm.
Nó được gọi là plasma quark-gluon (QGP), dạng vật chất nguyên thủy tồn tại trong thời gian ngắn. QGP là một chất lỏng hoàn hảo, hầu như không có độ nhớt và chảy tốt hơn bất kỳ thứ gì đã được biết đến. Nó là nền tảng cơ bản của vạn vật.
Plasma quark-gluon là một trong những trạng thái vật chất hiếm nhất trong vũ trụ. (Ảnh: GiroScience).
Trong những khoảnh khắc đầu tiên sau sự kiện Big Bang, các hạt quark và gluon liên kết với nhau tạo ra plasma quark-gluon và khi vũ trụ nóng bỏng nguội đi, chúng hình thành các hạt hạ nguyên tử được gọi là hadron. Một số trong đó cuối cùng trở thành proton và neutron.
Trong thí nghiệm, toàn bộ sự kiện trên chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây, nhưng bằng cách sử dụng trình mô phỏng máy tính và các công cụ thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu có thể xác định điều gì đã xảy ra giữa thời điểm các hạt chì va chạm. Khoảnh khắc plasma ngưng tụ thành các hạt hadron tiết lộ vũ trụ của chúng ta thực sự trông như thế nào ngay sau khi ra đời.
"Nghiên cứu này cho thấy sự tiến hóa của QGP và cuối cùng gợi ý về cách vũ trụ sơ khai phát triển trong những micro giây đầu tiên sau vụ nổ Big Bang", Phó giáo sư You Zhou từ Đại học Copenhagen, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
