Tập tạ một bên tay vẫn giúp xây dựng khối cơ bắp cho bên còn lại

Nghiên cứu mở ra hướng đi mới hỗ trợ việc phục hồi chức năng cho những người gặp vấn đề với tình trạng teo cơ một bên chi do gặp khó khăn trong vận động.

Nghiên cứu mới đây cho thấy thực hiện một vài động tác cuốn tạ tập cơ tay trước chỉ bằng một cánh tay phải cũng có thể mang lại tác dụng cho cả hai bên chi. Theo đó, các nhà khoa học ở Chile, Pháp và Úc đã phát hiện ra rằng một bên tay được giữ cố định vẫn sẽ xây dựng được khối lượng cơ và thậm chí có được sức mạnh nếu bên tay đối diện trải qua một chế độ luyện tập thể lực kéo dài một tháng, đặc biệt là khi các bài tập có đặc trưng là tập cơ duỗi.

Bất kỳ một vận động viên thể hình nào cũng sẽ nói rằng các cơ bắp hoạt động thành một nhóm để tạo ra khối chuyển động, hỗ trợ và cố định các bộ phận khác nhau của khung xương khi bạn thực hiện các động tác với thanh tạ. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi mà các bộ phận cơ thể không thực sự trực tiếp tham gia vào bài tập vẫn có thể đóng góp cho hành động đó.

Tập tạ một bên tay vẫn giúp xây dựng khối cơ bắp cho bên còn lại
Vài động tác cuốn tạ tập cơ tay trước chỉ bằng một cánh tay phải cũng có thể mang lại tác dụng cho cả hai bên chi.

Nhờ trạng thái co đồng tâm của bắp tay trước, mà chúng ta có thể nâng một quả tạ dumbbell và đưa nó lên vai bằng cách uốn cong khuỷu tay. Lúc này, các sợi cơ co và toàn bộ chiều dài cơ tay ngắn lại. Trong khi đó, việc mở rộng cánh tay sẽ được thực hiện qua hoạt động duỗi của cơ tay. Các sợi cơ bắp tay trước vẫn sẽ ghìm lực để nâng khối lượng tạ, nhưng lúc này thì toàn bộ chiều dài cơ tay sẽ dài ra.

Cả hai hình thức tập luyện đều đóng góp cho việc phát triển thể lực nói chung, nhưng nếu muốn xây dựng sức mạnh, thì việc tập trung vào hoạt động duỗi của cơ dường như mang lại kết quả tốt hơn.

Để xem liệu giả thuyết này có phù hợp đối với một cánh tay được giữ cố định hay không, các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm với 18 nam và 12 nữ trong độ tuổi từ 18 đến 34 với một cánh tay được treo quàng lên 8 tiếng mỗi ngày (ngoại trừ lúc lái xe, tắm và đi ngủ).

Một phần ba số người trong nhóm gần như không được làm gì khác, họ sẽ tiếp tục cuộc sống của mình như thể bị gãy một bên cánh tay. Số còn lại được chia làm hai nhóm, với 10 người thực hiện kết hợp các bài tập co và duỗi 3 lần một tuần, trong khi 10 người còn lại chỉ tập trung cho các bài tập duỗi.

Vào cuối tháng, cả nhóm đã được phân tích phần cơ tay bất động của họ thông qua các số liệu khác nhau, bao gồm chu vi, sức mạnh và đầu vào dây thần kinh. Nhà nghiên cứu y học và là một thành viên trong nhóm tác giả bài nghiên cứu Ken Kazunori Nosaka từ Đại học Edith Cowan ở Úc cho biết: "Những người tham gia thực hiện các bài tập duỗi cơ có sự cải thiện rõ rệt sức mạnh ở cả hai cánh tay, nó có tác động chuyển giao chéo rất mạnh mẽ. Nhóm này cũng chỉ mất 2% cơ ở cánh tay cố định của họ, so với 28% ở nhóm không hề thực hiện bài tập nào cả. Điều này có nghĩa là đối với những người không thực hiện bài tập, họ sẽ phải lấy lại toàn bộ sức mạnh và số cơ bắp của mình".

Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải rõ ràng nguyên do vì sao những bài tập này lại giúp một chi bất động vẫn có thể trì hoãn tình trạng teo cơ.

Một khả năng có thể xảy ra ở đây đó là bằng cách quản lý một loạt các hành động co cơ phức tạp ở một bên chi, não cũng đồng thời gửi tín hiệu đến bên còn lại của cơ thể để khiến các cơ duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, cũng có khả năng là toàn bộ mạng lưới thần kinh hỗ trợ cơ co trải dài khắp cơ thể, vì thế vẫn sẽ có một ảnh hưởng rất nhẹ thay vì không có gì lên các bắp tay bất động.

Ngoài ra, vẫn còn những thắc mắc về việc liệu có những ảnh hưởng tương tự lên các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như mỗi bên chân.

Đối với những ai đang phải tập liệu sau những chấn thương hoặc phải trải qua một cơn đột quỵ do suy nhược, thì việc cân bằng giữa rủi ro và lợi ích để bắt đầu thực hiện các bài tập này có thể giúp bệnh nhân bắt đầu cho quá trình hồi phục.

Nosaka cho biết: "Bằng cách bắt đầu tập phục  hồi chức năng và tập thể dục ở chi không bị thương ngay lập tức, chúng ta có thể ngăn ngừa tổn thương cơ bắp thông qua việc tập luyện ở chi còn lại và cũng có thể xây dựng sức mạnh mà không phải cử động chi đó".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguy cơ đại dịch mới từ những virus

Nguy cơ đại dịch mới từ những virus "vô danh"

Các chuyên gia cảnh báo hiện có tới 850.000 loại virus chưa được phát hiện ở động vật có khả năng lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 31/10/2020
9 bệnh thường gặp vào mùa lũ và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất

9 bệnh thường gặp vào mùa lũ và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất

Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Đăng ngày: 30/10/2020
Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn kéo dài bao lâu? có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn kéo dài bao lâu? có đáng lo không?

Những đêm mất ngủ dường như giống như một nghi lễ nhập môn của những ông bố bà mẹ mới sinh con đầu lòng.

Đăng ngày: 30/10/2020

"Siêu đậu nhăn" giúp giảm rủi ro tiểu đường tuýp 2

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện “chiến lược ăn uống thay thế” với loại thực phẩm mang tên “siêu đậu nhăn” có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Đăng ngày: 29/10/2020
Tại sao chúng ta hay bị viêm họng khi giao mùa? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao chúng ta hay bị viêm họng khi giao mùa? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thay đổi thời tiết cơ bản là một sự thách thức đối với hệ thống miễn dịch và hệ cơ xương của chúng ta.

Đăng ngày: 28/10/2020
Cách xử lý nước ăn, uống và sinh hoạt sau bão lụt

Cách xử lý nước ăn, uống và sinh hoạt sau bão lụt

Sau bão lụt, người dân cần thực hiện ba bước xử lý giếng khơi gồm thau rửa giếng nước, làm trong nước giếng và khử trùng giếng nước.

Đăng ngày: 27/10/2020
Chọn trang phục màu gì để chống tia UV?

Chọn trang phục màu gì để chống tia UV?

Làn da tiếp xúc thường xuyên với tia UV từ ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc ung thư.

Đăng ngày: 26/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News