Tàu Boeing cập bến trạm ISS bất chấp hàng loạt sự cố

Tàu vũ trụ Starliner ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lúc 0h34 hôm nay (giờ Hà Nội) phía trên khu vực Nam Ấn Độ Dương.

Sau khi quá trình ghép nối diễn ra thành công, hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams di chuyển từ tàu Starliner của Boeing sang trạm ISS. "Chúng tôi đã sẵn sàng làm việc", Wilmore nói. Trong khi đó, Williams biểu diễn một điệu nhảy để ăn mừng chuyến bay thành công.


Tàu Starliner của Boeing tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để ghép nối. (Ảnh: NASA TV).

Sự kiện ghép nối ban đầu dự kiến diễn ra lúc 23h15 hôm 6/6 (giờ Hà Nội), nhưng những sự cố động cơ đẩy và rò rỉ heli khiến quá trình này bị lùi lại hơn một tiếng. "Tôi có thể nói rằng Starliner đã khiến chúng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn một chút để cập bến", Steve Stich, quản lý Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA, chia sẻ. Ông cũng cho biết, các nhóm chuyên gia dưới mặt đất đang nỗ lực nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong chuyến bay.

Wilmore và Williams là những phi hành gia đầu tiên bay trên Starliner, loại tàu mà Boeing và NASA hy vọng có thể dùng cho những chuyến đi thường xuyên tới ISS, điều SpaceX đã làm suốt 4 năm qua. Starliner cất cánh trên tên lửa Altas V của United Launch Alliance từ Florida hôm 5/6, sau nhiều lần trì hoãn.

Trước khi phóng, các chuyên gia đã biết con tàu có một chỗ rò rỉ heli. Dù không cháy nhưng heli giúp cung cấp áp suất cho hệ thống đẩy. Họ xác định rằng vết rò rỉ quá nhỏ để có thể gây ra tác động đáng kể. Tuy nhiên, trong chuyến bay, có hai vết rò rỉ phát sinh và thêm một vết nữa được phát hiện sau quá trình ghép nối, tổng cộng có 4 vết rò rỉ. Điều này khiến nguyên nhân nhiều khả năng bắt nguồn từ vấn đề chung hơn là rủi ro nhất thời. Hiện tại, hai chỗ rò rỉ đã được khắc phục.


Hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams tiến vào trạm ISS ngày 7/6. (Video: NASA TV).

Đội kỹ thuật tin rằng lượng heli dự trữ vẫn còn dồi dào và Starliner sẽ không bị rò rỉ thêm trong suốt thời gian ghép nối với trạm ISS ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được theo dõi và nghiên cứu sâu hơn trên những tàu Starliner khác đang được sản xuất tại nhà máy của Boeing, theo Mark Nappi, quản lý Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của Boeing.

Ngoài rò rỉ, Starliner còn gặp vấn đề với các động cơ đẩy. Theo kế hoạch, khoảng một tiếng cuối cùng của quá trình tiếp cận trạm ISS, Wilmore và Williams bắt đầu điều khiển tàu bằng tay để kiểm tra chế độ điều khiển bằng tay của Starliner. 5 động cơ đẩy của hệ thống kiểm soát phản ứng bị lỗi trên module thiết bị, nhưng hai phi hành gia đã xử lý để khiến 4 trong đó hoạt động trở lại.

Nguyên nhân sự cố hiện chưa được làm rõ, Stich cho biết. Ông nhấn mạnh, việc các tàu vũ trụ mới phát sinh vấn đề không hiếm. Chương trình tàu con thoi của NASA hay tàu Dragon của SpaceX cũng gặp sự cố trong thời kỳ đầu.

Trong khoảng một tuần sống trên trạm ISS, Wilmore và Williams sẽ tiếp tục đánh giá các hệ thống của Starliner, bao gồm việc thực hiện các mô phỏng để xem có thể dùng con tàu làm nơi trú ẩn an toàn trong trường hợp khẩn cấp trên ISS hay không. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Starliner sẽ tách khỏi trạm ISS, lao trở lại khí quyển. Tiếp theo, từ tốc độ 28.000 km/h, con tàu sẽ giảm tốc dần và hạ cánh nhẹ nhàng với dù và túi khí ở miền Tây nước Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải mới về nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua

Lý giải mới về nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã đưa ra cách lý giải nguồn gốc của Oumuamua.

Đăng ngày: 14/04/2025
Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.

Đăng ngày: 14/04/2025
Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.

Đăng ngày: 13/04/2025
Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận diễn ra hơn 2.700 năm trước, kéo dài 7 phút 28 giây, chỉ kém vài giây so với mức tối đa.

Đăng ngày: 13/04/2025
NASA công bố 3 bản nhạc ma quái từ tinh vân và hành tinh khác

NASA công bố 3 bản nhạc ma quái từ tinh vân và hành tinh khác

Cả 3 vật thể phát nhạc mà NASA vừa công bố đều là những hình ảnh ngoạn mục đầu tiên mà siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb đã chụp được và từng làm mê hoặc thế giới.

Đăng ngày: 13/04/2025
Đâu là điểm kết thúc của Hệ Mặt trời?

Đâu là điểm kết thúc của Hệ Mặt trời?

Tùy vào cách định nghĩa, biên giới của hệ Mặt Trời có thể là Vành đai Kuiper, nhật mãn hoặc Đám mây Oort.

Đăng ngày: 12/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News