Tàu chở người đầu tiên xuống đáy rãnh Atacama sâu 8.000m

Tàu ngầm chịu áp suất lớn đưa hai chuyên gia khám phá rãnh sâu nhất Đông Thái Bình Dương và quan sát nhiều sinh vật biển phong phú.

Lần đầu tiên trên thế giới, một tàu chở người đã xuống tới đáy rãnh Atacama, khu vực sâu nhất Đông Thái Bình Dương. Ngày 21/1, nhà thám hiểm đại dương Victor Vescovo và nhà hải dương học Osvaldo Ulloa đến điểm sâu nhất của rãnh mang tên Richards Deep, ở độ sâu 8.069 m dưới mực nước biển. Họ sử dụng tàu ngầm nhỏ Limiting Factor với khả năng chịu áp suất cực lớn.

Tàu chở người đầu tiên xuống đáy rãnh Atacama sâu 8.000m
Victor Vescovo (trái) bắt tay với Osvaldo Ulloa (phải). (Ảnh: Nick Verola/Caladan Oceanic)

Rãnh Atacama, còn gọi là rãnh Peru-Chile, hình thành do mảng kiến tạo đại dương Nazca trượt xuống dưới mảng kiến tạo lục địa Nam Mỹ. Rãnh này dài 5.900 km, chạy dọc theo một vùng rộng lớn ở phía tây lục địa Nam Mỹ.

Chuyến tàu tới đáy rãnh Atacama không chỉ để lập kỷ lục mà còn có những mục tiêu khoa học quan trọng. Đây là lý do tại sao tiến sĩ Ulloa, giám đốc Viện Hải dương học Thiên niên kỷ (IMO), tham gia nhiệm vụ. IMO đang nghiên cứu đáy và các vực sâu của rãnh Atacama để có thể lắp đặt các cảm biến cho dự án IDOOS trong tương lai.

"Cùng tiến sĩ Ulloa thực hiện chuyến tàu chở người đầu tiên xuống đáy rãnh Atacama là một vinh dự lớn. Việc lướt dưới đáy biển trong ba tiếng và trực tiếp xem xét những điểm thú vị với một người đã nghiên cứu khu vực này nhiều năm thật tuyệt vời", Vescovo, nhà sáng lập công ty Caladan Oceanic, chia sẻ.

"Đây là một ngày tuyệt vời với khoa học Chile. Nhờ Victor Vescovo và Caladan Oceanic, chúng tôi có thể trực tiếp chứng kiến sự phong phú về địa chất và sinh học của rãnh Atacama. Thám hiểm cùng Victor là một đặc ân to lớn và trải nghiệm bổ ích. Chúng tôi rất cảm ơn ông ấy, cũng như toàn bộ đội ngũ của tàu ngầm Limiting Factor và tàu hỗ trợ Pressure Drop", tiến sĩ Ulloa nói.

Theo kế hoạch, thám hiểm Richards Deep là nhiệm vụ đầu tiên trong số những chuyến lặn ở Đông Thái Bình Dương và trải rộng đến rãnh Trung Mỹ, ngoài khơi bờ biển phía tây Mexico. Trong chuyến lặn vừa qua, đoàn thám hiểm cũng khám phá điểm sâu thứ hai của rãnh Atacama - 7.727m dưới mực nước biển - cách Richards Deep 142km về phía bắc. Vescovo và tiến sĩ Ruben Escripano sau đó đã ghé thăm địa điểm này ngày 23/1.

Ở độ sâu đáng kinh ngạc dưới rãnh Atacama, các nhà thám hiểm vẫn bắt gặp nhiều loài vật sinh sôi. Thước phim họ ghi lại cho thấy nhiều con hải sâm dưới đáy biển, nơi chưa từng có ánh sáng chiếu tới trước khi tàu ngầm ghé thăm.

"Chúng tôi đã cùng nhau quan sát một số bằng chứng đáng kinh ngạc về những thứ có vẻ là ví dụ của quá trình hóa tổng hợp ở rãnh đại dương sâu thẳm. Tại đây, chúng tôi thấy những cấu trúc vi khuẩn dài vươn ra từ bề mặt các khối đá chưa từng đón ánh sáng Mặt Trời, lấy năng lượng từ khoáng chất và khí thấm ra từ đá, xung quanh là môi trường nước biển lạnh buốt. Thật phi thường", Vescovo nhận xét.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ bắt gặp sinh vật

Bất ngờ bắt gặp sinh vật "tàng hình" khiến các chuyên gia bối rối

Thợ lặn Amy Wainman tình cờ bắt gặp một sinh vật biển kỳ dị với cơ thể gần như trong suốt ở ngoài khơi thị trấn Simon ở Nam Phi.

Đăng ngày: 27/01/2022
Đôi cá voi sát thủ

Đôi cá voi sát thủ "song kiếm hợp bích" chuyên săn cá mập trắng để moi gan

Cá voi sát thủ săn cá mập trắng thường xé xác con mồi bằng cách ngoạm chặt vây ngực, theo chủ một công ty tour đã theo dõi loài săn mồi này suốt vài năm.

Đăng ngày: 25/01/2022
Quái vật chưa từng biết, giống

Quái vật chưa từng biết, giống "kẻ thù của Godzilla" bơi ngoài biển Nhật Bản

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa mô tả một loài hoàn toàn mới mà họ tìm thấy ở vùng nước nông quanh đảo Sado, được đặt tên dựa theo một quái vật 3 đầu 2 đuôi trong phim.

Đăng ngày: 24/01/2022
Phát hiện rạn san hô nguyên sơ khổng lồ hình hoa hồng

Phát hiện rạn san hô nguyên sơ khổng lồ hình hoa hồng

Các nhà khoa học đã khám phá rạn san hô nguyên sơ hiếm có hình dạng hoa hồng, và dường như chưa bị tác động bởi biến đổi khí hậu hay các hoạt động con người.

Đăng ngày: 21/01/2022
Cá heo hồng bất ngờ xuất hiện ở vùng biển Việt Nam, hiếm đến thế nào mà ngư dân thích thú hét to?

Cá heo hồng bất ngờ xuất hiện ở vùng biển Việt Nam, hiếm đến thế nào mà ngư dân thích thú hét to?

Đoạn clip về cá heo hồng hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trên TikTok.

Đăng ngày: 21/01/2022
Phát hiện mực vây lớn sống ở độ sâu lớn nhất thế giới

Phát hiện mực vây lớn sống ở độ sâu lớn nhất thế giới

Con mực vây lớn mới phát hiện bơi lơ lửng phía trên đáy biển ở độ sâu lớn hơn hàng nghìn mét so với kỷ lục cũ.

Đăng ngày: 20/01/2022
Loài bạch tuộc con đực nhỏ hơn con cái 10.000 lần, nhưng cực kỳ

Loài bạch tuộc con đực nhỏ hơn con cái 10.000 lần, nhưng cực kỳ "hung hãn"

Bạch tuộc đực rất hung hãn khi giành quyền giao phối. Chúng đánh nhau kịch liệt và thường nhắm tới việc rứt đứt vòi tiết tinh dịch của tình địch.

Đăng ngày: 17/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News