Tàu đổ bộ của Nhật Bản sống sót thần kỳ sau 3 đêm cực lạnh trên Mặt trăng

Bất chấp những dự đoán bi quan, tàu thăm dò SLIM của Nhật Bản đã lập kỳ tích 3 lần hồi sinh sau khi trải qua đêm Mặt trăng trong môi trường nhiệt độ lần lượt -183 độ C, -130 độ C và -170 độ C.

Cơ quan Nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 24/4 thông báo Tàu đổ bộ thông minh nghiên cứu Mặt trăng (SLIM) của nước này tiếp tục lập kỳ tích: sống sót qua đêm trăng thứ 3 trong môi trường cực lạnh.

Theo JAXA, tàu SLIM đã phản hồi tín hiệu từ trạm kiểm soát ở Trái đất tối 23/4đây là một dấu hiệu tàu này thức giấc sau một đêm nữa trên Mặt trăng.

Tàu đổ bộ của Nhật Bản sống sót thần kỳ sau 3 đêm cực lạnh trên Mặt trăng
Tàu SLIM hạ cánh ở một góc nghiêng khiến các tấm pin Mặt trời của tàu này quay sai hướng và không nạp được năng lượng một cách tối ưu. (Nguồn: AP).

Tàu SLIM đáp xuống Mặt trăng hồi tháng 1 vừa qua, theo đó Nhật Bản ghi danh là quốc gia thứ 5 trên thế giới có tàu vũ trụ đổ bộ một cách nhẹ nhàng trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, sau Liên Xô trước đây, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tàu SLIM hạ cánh ở một góc nghiêng khiến các tấm pin Mặt trời của tàu này quay sai hướng và không nạp được năng lượng một cách tối ưu. (Nguồn: AP).

Tàu SLIM nặng 200kg, đã hạ cánh ở một góc nghiêng khiến các tấm pin Mặt trời của tàu này quay sai hướng và do đó không nạp được năng lượng một cách tối ưu vào ban ngày, khi nhiệt độ ở khoảng 100 độ C.

Bất chấp những dự đoán bi quan, tàu thăm dò nặng 200kg này đã lập kỳ tích 3 lần hồi sinh sau khi trải qua đêm Mặt trăng trong môi trường nhiệt độ lần lượt -183 độ C, -130 độ C và -170 độ C. Một đêm trên Mặt trăng dài bằng khoảng 14 ngày ở Trái đất.

Trước đó, JAXA cho biết tàu SLIM không được thiết kế cho những đêm Mặt trăng khắc nghiệt như vậy.

Cho tới nay, SLIM đã đạt những mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ, bao gồm thử nghiệm công nghệ hạ cánh chính xác, triển khai 2 robot nhỏ tự hành, tiến hành một loạt thí nghiệm khoa học, đồng thời truyền những hình ảnh và dữ liệu từ Mặt trăng về Trái đất.

Trong một thông báo trên mạng X, JAXA khẳng định các chức năng chính của SLIM vẫn đang hoạt động, bất chấp những chu kỳ thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt lặp đi lặp lại.

Theo JAXA, camera đa tần của tàu SLIM tìm một loại khoáng chất có tên là "Olivine" trên bề mặt Mặt trăng, để từ đó tiến hành phân tích thành phần của khoáng chất này.

Việc so sánh khoáng chất này với các mẫu khoáng chất trên Trái đất sẽ giúp đưa ra các bằng chứng cho giả thuyết về vụ một va chạm lớn (Big Bang), theo đó Mặt trăng được hình thành do Trái đất va chạm với một hành tinh khác cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 24/04/2024
Bức ảnh kỳ dị về Mặt trăng được chụp bởi cặp vệ tinh thử nghiệm của Trung Quốc

Bức ảnh kỳ dị về Mặt trăng được chụp bởi cặp vệ tinh thử nghiệm của Trung Quốc

Các vệ tinh Mặt trăng thử nghiệm Tiandu-1 và 2 của Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ liên lạc và điều hướng Mặt trăng.

Đăng ngày: 24/04/2024

"Sao chổi quỷ" bị cơn bão mặt trời xé toạc đuôi

Một vụ phóng khối lượng lớn bất ngờ của vành nhật hoa gần đây đã va vào Sao chổi 12P/Pons-Brooks, khiến " sao chổi quỷ" bị mất đuôi trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 23/04/2024
Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh mới

Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh mới

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Cục Tần số Vô tuyến điện và VNPT sớm trình phương án phóng vệ tinh mới thay thế vệ tinh VINASAT-1 đã hết hạn sử dụng.

Đăng ngày: 23/04/2024
Sao Kim đang bị rò rỉ carbon và oxygen

Sao Kim đang bị rò rỉ carbon và oxygen

Một số lượng đáng kể chất khí, bao gồm carbon và oxygen, đang bị " rút" khỏi khí quyển sao Kim, theo dữ liệu của tàu vũ trụ BepiColombo trong quá trình bay ngang hành tinh thứ hai từ mặt trời.

Đăng ngày: 23/04/2024
Rác vũ trụ tràn ngập, đe dọa từ trường Trái đất

Rác vũ trụ tràn ngập, đe dọa từ trường Trái đất

Các vệ tinh chết đang khiến không gian tràn đầy rác thải. Chẳng mấy chốc, con người sẽ thải ra lượng tro kim loại tương đương ít nhất một tháp Eiffel vào tầng điện ly mỗi năm, gây hại đến từ trường Trái đất.

Đăng ngày: 23/04/2024
NASA lo sợ Trung Quốc kiểm soát Mặt trăng

NASA lo sợ Trung Quốc kiểm soát Mặt trăng

Mới đây, NASA đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể đang chuẩn bị cho chiến dịch kiểm soát Mặt Trăng vào những năm tới.

Đăng ngày: 23/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News