Tàu đổ bộ Slim của Nhật Bản bất ngờ sống lại qua đêm dài Mặt trăng
Tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt trăng (SLIM) do JAXA vận hành đã sống sót được qua đêm Mặt trăng (tức là 2 tuần Trái đất) trong điều kiện nhiệt độ đóng băng trên hành tinh này.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 26/2 thông báo Tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt trăng (SLIM) do JAXA vận hành đã sống sót được qua đêm Mặt trăng (tức là 2 tuần Trái đất) trong điều kiện nhiệt độ đóng băng tại nơi đây, mặc dù thiết kế của tàu không phù hợp tình huống này.
Mô hình tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt trăng (SLIM) được trưng bày tại cơ sở của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản ở Sagamihara, tỉnh Kanagawa, ngày 19/1/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN).
Tàu SLIM hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng ngày 20/1 vừa qua. Theo đó, Nhật Bản đã trở thành quốc gia thứ 5 có tàu vũ trụ đổ bộ Mặt trăng, sau Liên Xô trước đây, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngay sau khi hạ cánh, tàu SLIM hết điện do các tấm pin không ở đúng góc hướng về phía Mặt trời.
Theo đó, tàu rơi vào trạng thái "ngủ" trong nhiệt độ thấp tới âm 183 độ C. Hơn một tuần sau đó, các tấm pin Mặt trời có điện trở lại nhờ ánh sáng Mặt trời đổi hướng.
Tối 25/2, JAXA đã liên lạc với tàu SLIM và đã nhận được phản hồi, qua đó xác nhận tàu đã hoạt động trở lại và duy trì được liên lạc với mặt đất. Trước đây, JAXA cho biết tàu SLIM không được thiết kế để sống sót được qua đêm Mặt trăng.
JAXA cho biết camera đa tần của tàu SLIM tìm một loại khoáng chất có tên là "Olivine" trên bề mặt Mặt trăng, để từ đó tiến hành phân tích thành phần của khoáng chất này.
Việc so sánh khoáng chất này với các mẫu khoáng chất được tìm thấy trên Trái đất sẽ giúp đưa ra các bằng chứng cho giả thuyết về vụ một va chạm lớn (Big Bang), theo đó Mặt trăng được hình thành do Trái đất va chạm với một hành tinh khác cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống
Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.
