Tàu NASA tiết lộ nguyên nhân mất sóng vô tuyến ở Thái Bình Dương

Một vụ nổ rất mạnh đã làm ion hóa phần trên của bầu khí quyển Trái đất, dẫn đến gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn.

Theo Live Science, Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vừa đưa ra lời giải đáp cho sự cố gián đoạn sóng vô tuyến vừa xảy ra ở Thái Bình Dương.

Đó là một "quả bom lửa" được Mặt trời bắn ra từ ngày 28-3. Sau chặng đường vài ngày, bức xạ điện từ cực mạnh từ "quả bom lửa" này đã đập vào từ quyển Trái đất, gây nên sự cố đối với hệ thống liên lạc vô tuyến.

Tàu NASA tiết lộ nguyên nhân mất sóng vô tuyến ở Thái Bình Dương
Khoảnh khắc ngọn lửa Mặt trời bùng lên, nguyên nhân sâu xa của sự cố mất sóng vô tuyến - (Ảnh: SDO/NASA).

Kết luận này được đưa ra nhờ những hình ảnh từ Đài quan sát Động lực học Mặt trời (SDO), một tàu vũ trụ của NASA đang bay vòng quanh ngôi sao mẹ của chúng ta.

Trong bức ảnh, một đốm sáng rất mạnh lóe lên từ bề mặt Mặt trời. Đó là khoảnh khắc "quả bom lửa" được bắn ra.

Đó là một ngọn lửa lên tới cấp X1.1, là một trong các ngọn lửa mạnh nhất từng bùng lên từ Mặt trời. Thời điểm nó bắt đầu phát ra khỏi Mặt trời là 16 giờ 56 phút chiều 28-3 (giờ Mỹ), tương ứng 4 giờ 56 phút sáng 29-3 theo giờ Việt Nam.

Tính đến thời gian cần thiết để quả bom lửa này đi đến Trái đất, vụ mất sóng vô tuyến ở Thái Bình Dương là hoàn toàn phù hợp.

Ngọn lửa này cũng đi kèm với một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME), có thể hiểu như một quả cầu lửa lớn làm bằng plasma.

NOAA dự đoán nó sẽ đi chệch hướng với Trái đất, nhưng những gì diễn ra sau đó cho thấy dù có chệch hay không, quả cầu lửa này cùng với ngọn lửa đi kèm rõ ràng đã gây ra bão địa từ mạnh.

Trái đất có thể sẽ bị tấn công dữ dội hơn nữa trong các ngày tới, khi Mặt trời đi vào giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ hoạt động 11 năm.

Tuy vậy, đó vẫn là hiện tượng tự nhiên. Con người cũng khó cảm nhận trực tiếp tác động từ bão địa từ, nhưng các nhà khai thác hàng không vũ trụ có thể cần theo dõi kỹ lưỡng thời tiết không gian hơn, bởi nó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống định vị, vô tuyến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phóng tên lửa hạng nặng Delta IV sau sự cố rò rỉ nitơ

Phóng tên lửa hạng nặng Delta IV sau sự cố rò rỉ nitơ

Lần phóng của tên lửa hạng nặng United Launch Alliance Delta IV đã được lên lịch lại vào sáng sớm 30/3 sau sự cố rò rỉ nitơ vào phút cuối.

Đăng ngày: 01/04/2024
Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

Màu được sử dụng nhiều nhất có tỷ lệ là 30,3%, trong khi màu ít nhất chỉ xuất hiện trên vỏn vẹn 2 lá cờ.

Đăng ngày: 31/03/2024
Năm 2026, các phi hành gia sẽ mang cây trồng lên Mặt trăng

Năm 2026, các phi hành gia sẽ mang cây trồng lên Mặt trăng

Nghiên cứu về sự phát triển của thực vật là 1 trong 3 thí nghiệm mà các phi hành gia Chương trình Artemis 3 dự kiến sẽ triển khai trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 30/03/2024
Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen

Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen "nấc cụt": Bóng ma kép!

Một lỗ đen quái vật đã khiến các nhà khoa học bối rối vì cứ 8 ngày rưỡi lại " nấc" lên một lần.

Đăng ngày: 30/03/2024
Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ?

Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ?

Nhiều người cho rằng thịt gà bị đỏ sau khi luộc là do chưa chín hẳn, nhưng đôi khi bạn luộc rất lâu nhưng vẫn có hiện tượng này, vì sao?

Đăng ngày: 30/03/2024

"Tàu đổ" của Nhật Bản lập kỳ tích sống sót sau đêm thứ hai trên Mặt trăng

Tàu SLIM tiếp tục khiến giới khoa học bất ngờ vì khả năng vượt hết thử thách này tới thử thách khác.

Đăng ngày: 29/03/2024
Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA vượt qua loạt thử nghiệm quan trọng

Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA vượt qua loạt thử nghiệm quan trọng

Theo kế hoạch, trong vòng chưa đầy 6 tháng tới, NASA sẽ phóng Europa Clipper thực hiện hành trình 2,6 tỷ km tới mặt trăng Europa - một Mặt trăng của sao Mộc.

Đăng ngày: 29/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News