Tàu thăm dò Mặt trăng của Nhật Bản lại "chìm vào giấc ngủ"
Cơ quan nghiên cứu phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 1/4 thông báo Tàu đổ bộ thông minh nghiên cứu Mặt trăng (SLIM) của nước này một lần nữa "chìm vào giấc ngủ" sau khi lập kỳ tích: sống sót qua đêm trăng cực lạnh thứ hai.
Tàu thăm dò Slim của JAXA. (Ảnh: Internet).
JAXA nêu rõ: “Trong quá trình này, chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra trạng thái của một số thiết bị bằng cách bật công tắc và thử nghiệm trọng tải. Mặc dù có một số trục trặc trong một số chức năng của camera đa tần, nhưng thiết bị này vẫn hoạt động, do đó chúng tôi đang kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của thiết bị”.
Tàu SLIM đã đáp xuống Mặt trăng hồi tháng 1 vừa qua, theo đó giúp Nhật Bản ghi danh là quốc gia thứ 5 trên thế giới có tàu vũ trụ đổ bộ một cách nhẹ nhàng trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, sau Liên Xô trước đây, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tàu SLIM đã hạ cánh ở một góc nghiêng khiến các tấm pin Mặt trời của tàu này quay sai hướng và theo đó không thể thu thập năng lượng một cách tối ưu. Tuy nhiên, bất chấp những dự đoán bi quan, tàu thăm dò nặng 200 kg này đã lập kỳ tích: hai lần hồi sinh sau khi trải qua đêm Mặt trăng lạnh lần lượt -183 độ C và -130 độ C. Một đêm trên Mặt trăng kéo dài khoảng 14 ngày ở Trái đất. Trước đó, JAXA cho biết tàu SLIM không được thiết kế cho những đêm Mặt trăng khắc nghiệt như vậy.
Cho tới nay, SLIM đã đạt những mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ, bao gồm tiếp đất chính xác, triển khai hai robot tự hành nhỏ, tiến hành một loạt thí nghiệm khoa học và truyền những hình ảnh từ Mặt trăng về Trái đất.
JAXA cho biết camera đa tần của tàu SLIM tìm một loại khoáng chất có tên là "Olivine" trên bề mặt Mặt trăng, để từ đó tiến hành phân tích thành phần của khoáng chất này. Việc so sánh khoáng chất này với các mẫu khoáng chất được tìm thấy trên Trái đất sẽ giúp đưa ra các bằng chứng cho giả thuyết về vụ một va chạm lớn (Big Bang), theo đó Mặt trăng được hình thành do Trái đất va chạm với một hành tinh khác cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km
Sau thời gian dài trục trặc liên lạc với tàu Voyager 1, NASA lần đầu tiên thu được tín hiệu có ý nghĩa từ tàu vũ trụ đang bay trong không gian liên sao.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng
Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.
