Tàu Trung Quốc phát hiện các khối lập thể bí ẩn ở hành tinh khác
Trước khi "chết", tàu đổ bộ Zhurong của Trung Quốc đã kịp dùng radar xuyên đất để phát hiện các khối lập thể bí ẩn bị chôn vùi ở độ sâu 35m bên dưới vùng Utopia Planitia của hành tinh đỏ.
Theo Universe Today, các khối bí ẩn trên hành tinh đỏ giống hình dạng những chiếc nêm nhưng có một mặt đa giác phức tạp, không đồng đều. Bề rộng của chúng từ vài cm đến hàng chục mét.
Các nhà khoa học tin rằng các khối lập thể bí ẩn này là kết quả của chu kỳ đóng băng - tan băng của sao Hỏa hàng tỉ năm trước, nhưng cũng có thể liên quan đến núi lửa và quá trình nguội đi của dung nham.
Tàu Zhurong của Trung Quốc đang hoạt động trên hành tinh đỏ - (Ảnh: CNSA).
Các vật thể đã lộ diện nhờ cuộc phân tích "di sản" của Zhurong, thực hiện bởi các nhà khoa học từ Viện Địa chất và địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Zhurong (Chúc Dung) là một tàu đổ bộ được thiết kế dưới dạng xe rover tự hành, có thể vượt qua địa hình phức tạp của sao Hỏa và tìm hiểu các cấu trúc bề mặt lẫn bên trong hành tinh đỏ.
Hiện tại, tàu Zhurong đã ngừng hoạt động sau khi bị bão bụi cực đoan trên sao Hỏa tấn công, che phủ các tấm pin mặt trời, nhưng bộ dữ liệu khổng lồ mà nó kịp thu thập được hứa hẹn đem đến nhiều nghiên cứu quan trọng nhiều năm sau đó.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đã sử dụng thêm dữ liệu của 2 tàu quỹ đạo Tianwen-1 của nước này cũng như Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Các kết quả công bố trên Nature cho biết đã có tổng cộng 16 khối lập thể được xác định trong một vùng có đường kính 1,2km. Điều này cho thấy khả năng các cấu trúc tương tự cũng tồn tại rộng rãi khắp đồng bằng Utopia Plantia.
Những cấu trúc này có thể đã hình thành cách đây 3,7-2,9 tỉ năm trong thời kỳ Hậu Hesperian, còn được gọi là "thời kỳ Amazon sớm" của sao Hỏa, có thể song song với sự chấm dứt của môi trường ẩm ướt cổ xưa.
Mặc dù địa hình với các khối đa giác kỳ lạ đã được nhìn thấy ở một số khu vực trên sao Hỏa, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện các cấu trúc bị chôn vùi.
Sự hiện diện của chúng có thể liên quan đến một loạt hoạt động từ tuyết rơi trong không khí cho đến các hiện tượng bên trong tầng ngậm nước ngầm của sao Hỏa, kết hợp với tác động của nhiều trận lũ lụt.
Dù cách nào đi nữa, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các khối lập thể ra đời. Vì vậy, nghiên cứu chúng có thể giúp vén màn bí ẩn về sự thay đổi của khí hậu hành tinh đỏ ngay vào thời điểm nó biến đổi từ một thế giới sống được như Trái đất thành một hành tinh chết như ngày nay.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa
Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"
Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa
Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi
Những kho báu vũ trụ mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300m, tồn tại từ 4,5 tỉ trước và ngập tràn khối xây dựng sự sống.

Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một thuộc địa trên sao Hỏa chỉ với 22 người!
Số lượng người tối thiểu có thể còn thấp hơn nữa - nhưng điều đó chỉ có thể thành công khi những người tham gia có thể giữ được sự ổn định về mặt tinh thần.
