Tàu vũ trụ Nhật “bắn tỉa Mặt trăng” sắp chạm mục tiêu
Nếu thành công, Nhật sẽ trở thành quốc gia thứ 5 sau Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tàu vũ trụ hạ cánh thành công trên Mặt trăng.
Tàu vũ trụ SLIM của Nhật Bản - (Ảnh: JAXA)
Theo thông cáo báo chí được Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát đi hôm 2-10, tàu SLIM của JAXA đã có hành trình thuận lợi sau cú nổ máy chuyển hướng hôm 30-9, bay qua phía trên Đại Tây Dương rồi tiến ra ngoài không gian, đến gần vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.
Trước đó, SLIM khởi hành vào ngày 6-9 cùng với kính viễn vọng tia X mạnh mẽ tên XRISM. Nó đã có thời gian hoạt động trên quỹ đạo Trái đất, được hiệu chỉnh trước khi tiến đến sứ mệnh chính.
"Sau khi thực hiện mọi thao tác khắc phục cần thiết, chúng tôi dự định sẽ có "cuộc gặp" đầu tiên với Mặt trăng vào chiều 4-10" - tờ Space dẫn lời nhóm SLIM của JAXA.
Cuộc gặp của SLIM mới chỉ là một chuyến bay ngang rất gần với Mặt trăng. Tàu vũ trụ SLIM sẽ dành 3-4 tháng trên quỹ đạo Mặt trăng trước khi nỗ lực đổ bộ trên thiên thể này.
Nếu thành công, Nhật sẽ trở thành quốc gia thứ 5 sau Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tàu vũ trụ hạ cánh thành công trên Mặt trăng.
SLIM có biệt danh là "kẻ bắn tỉa Mặt trăng" bởi dự định hạ cánh đầy tham vọng trong phạm vi chỉ 100m bên trong miệng hố va chạm nhỏ Shioli. Hạ cánh chính xác trong một phạm vi nhỏ trên thiên thể khác là vô cùng khó khăn, đòi hỏi kỹ năng chuẩn xác như một tay súng bắn tỉa.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
