Tên lửa của startup Mỹ lần đầu chở hàng lên quỹ đạo

Tên lửa cao 13m Launch Vehicle 0007 mang theo thiết bị thử nghiệm lên độ cao khoảng 500km, đánh dấu cột mốc quan trọng cho Astra.

Tên lửa Launch Vehicle 0007 (LV0007) rời bệ phóng tại Khu phức hợp Cảng vũ trụ Thái Bình Dương trên đảo Kodiak, Alaska, lúc 13h16 hôm 20/11 (giờ Hà Nội), mang theo thiết bị thử nghiệm cho Lực lượng Vũ trụ Mỹ. Khoảng 9 phút sau khi phóng, tầng trên của tên lửa tiến vào quỹ đạo ở độ cao khoảng 500km. Đây là lần đầu tiên Astra, startup có trụ sở tại bang California, phóng tên lửa chở hàng lên quỹ đạo thành công.

"Nhiệm vụ này cực kỳ khó thực hiện. Nhóm chuyên gia đã chăm chỉ nỗ lực suốt nhiều năm, làm đi làm lại, trải qua hết thất bại này đến thất bại khác để thành công. Mọi người đều vô cùng đam mê", Chris Kemp, CEO của Astra, chia sẻ.

Tên lửa của startup Mỹ lần đầu chở hàng lên quỹ đạo
LV0007 cao 13m, phù hợp với phân khúc tên lửa nhỏ trên thị trường phóng vũ trụ.

Astra lần đầu phóng tên lửa thành công vào tháng 12/2020 nhưng không chở hàng và cũng không lên tới quỹ đạo cao 500km. Trong thử nghiệm hồi tháng 8 năm nay, tên lửa Launch Vehicle 0006 đảo sang ngang khi cất cánh. Sau đó, nó phóng lên độ cao khoảng vài chục km rồi tắt động cơ.

Cùng với SpaceX, Rocket Lab và Virgin Orbit, Astra trở thành một trong những công ty Mỹ vươn tới quỹ đạo bằng tên lửa tư nhân. LV0007 cao 13 m, phù hợp với phân khúc tên lửa nhỏ trên thị trường phóng vũ trụ. Trong tương lai, Astra muốn phóng nhiều tên lửa nhỏ nhất có thể, đặt mục tiêu phóng một chiếc mỗi ngày vào năm 2025 và giảm giá thành xuống thấp hơn.

"Chúng tôi có tên lửa số 8, 9, 10 đang sản xuất. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu mà thôi", Kemp cho biết.

Tham vọng của Astra không dừng lại ở việc chế tạo và phóng tên lửa. Ví dụ, hãng này đang phát triển "xe buýt vệ tinh" cho phép nhiều khách hàng cùng đặt thiết bị vào một tàu vũ trụ mà họ không phải tự chế tạo. Astra cũng đã nộp đơn lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ để thiết lập hệ thống gồm 13.600 vệ tinh Internet.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA và Úc tấn công hành tinh

NASA và Úc tấn công hành tinh "có thể sinh sống" gần chúng ta nhất

Nhiệm vụ TOLIMAN nhắm thẳng vào hệ thống 3 sao Alpha Centauri, nơi được cho là chứa nhiều hành tinh có khả năng sinh sống.

Đăng ngày: 23/11/2021
Tàu vũ trụ Ấn Độ né tàu quay quanh Mặt trăng của NASA

Tàu vũ trụ Ấn Độ né tàu quay quanh Mặt trăng của NASA

Tàu bay quanh Mặt Trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ phải điều chỉnh đường bay để tránh di chuyển quá gần tàu Lunar Reconnaissance của NASA.

Đăng ngày: 23/11/2021
Elon Musk và giấc mơ biến sao Hỏa thành

Elon Musk và giấc mơ biến sao Hỏa thành "thuộc địa" của Trái đất

Không phải là nhà khoa học về tên lửa, vì sao Elon Musk quyết tâm đầu tư ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro bậc nhất?

Đăng ngày: 22/11/2021
NASA phát triển lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng

NASA phát triển lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng

NASA đang nỗ lực thiết kế nguồn cung cấp điện dồi dào và bền vững trên Mặt Trăng bằng phản ứng nhiệt hạch.

Đăng ngày: 22/11/2021
Tỷ phú Nhật bắt đầu huấn luyện cho chuyến du lịch vũ trụ

Tỷ phú Nhật bắt đầu huấn luyện cho chuyến du lịch vũ trụ

Tỷ phú Yusaku Maezawa đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch không gian lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau hơn một thập kỷ.

Đăng ngày: 22/11/2021

"Vạn lý trường thành" bí ẩn hiện ra giữa thiên hà chứa Trái đất

Một cấu trúc chữa từng biết, vô hình đang ngăn các tia vũ trụ đi vào trái tim của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.

Đăng ngày: 22/11/2021
Đột phá mới trong việc nghiên cứu lỗ đen giúp tìm ra

Đột phá mới trong việc nghiên cứu lỗ đen giúp tìm ra "mắt xích còn thiếu" trong lịch sử 10 tỷ năm của vũ trụ

Mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra thứ được gọi là 'mắt xích còn thiếu' trong quá trình tìm hiểu vũ trụ.

Đăng ngày: 21/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News